Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường

Xả thải trái phép ra môi trường vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm khi vượt quá mức quy chuẩn kỹ thuật cho phép gây ô nhiễm môi trường. Thực tế, đa số sự vi phạm phát sinh từ các doanh nghiệp và hộ gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc biết được khi nào thì phạm lỗi do xả thả làm gây ô nhiễm môi trường.

xa thai ra moi truong vi pham phap luat
Hiện tượng cháy rừng – một phần khiến thủng tầng ozon

Những hành vi bị cấm thải ra môi trường

Theo Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định các hành vi mà tổ chức, cá nhân không được làm bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí gây hại, tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:

  • Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
  • Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
  • Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
  • Thải chất thải chưa được XỬ LÝ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã phê duyệt; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
  • Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
  • Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
  • Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
  • Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
  • Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường

cac nguyen nhan khien moi truong hien nay o nhiem
Rác thải các loại bừa bãi trong biển nước, khó phân hủy

Theo Điều 33 nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định:

Việc xác định cơ sở thải ra môi trường gây ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường, bao gồm:

  • Hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
  • Hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
  • Hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.

Nhân tố xác định mức độ vi phạm của hành vi không bảo vệ môi trường

Các yếu tố xác định mức độ gây ô nhiễm môi trường như sau:

  • Lượng nước thải, lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở;
  • Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ rung; đối tượng chịu tác động; thời điểm và địa điểm diễn ra hành vi;
  • Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.

Chế tài xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường

Mức xử phạt hành chính

Cac muc xu phat cho hanh vi xa thai lam o nhiem moi truong
Hành vi làm ô nhiễm phải bị xử phạt nghiêm và áp dụng biện pháp khắc phục
  1. Cảnh cáo;
  2. Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm “hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung

Các hình thức xử phạt TỘI gây ô nhiễm phổ biến như: Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với:

  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
  • Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; …
  • Đình chỉ hoạt động có thời từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

Ngoài các hình thức xử phạt trên, tùy từng trường hợp mà người có hành vi vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề cần tư vấn. Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua Hotline 1900636387 để được hỗ trợ, tư vấn. Xin cảm ơn!

Scores: 4.72 (13 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

6 thoughts on “Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường

  1. Nguyễn thị Chi says:

    Gia đình nhà bên cạnh sản xuất bánh mì bằng lò thủ công nhiên liệu đốt bằng than bùn hoạt động 24/24 giờ lò đốt ko có ống dẫn khói mà xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, khí thải độc hại làm cho toàn bộ phần chát tường mục nát, sắt, thép mái tôn, cổng, cửa của gia đình tôi bị han dỉ hư hỏng nghiêm trọng. Đặc biệt phần sắt thép con sơn mái tầng một từng bước bị han di đẩy vỡ bê tông ảnh hưởng đến kết cấu và độ bền vững công trình và mỹ quan nhà ở của gia đình tôi. Tôi đã làm đơn trình báo với UBND xã xong gia đình nhà bên có dịch chuyển lò vào phía trong xong vẫn sát tường nhà tôi và sử dụng nhiên liệu bằng than bùn, lò đốt ko có ống dẫn khói. Vậy để giải quyết được vấn đề này tôi xin hỏi luật sư tôi làm đơn gửi những đâu.

    • Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn,
      Để giải quyết vấn đề trên, bạn có thể nộp đơn đến UBND xã để UBND xã tiếp tục giải quyết, nếu đồng thời gửi đơn khiếu nại đến phòng tài nguyên và môi trường để yêu cầu giải quyết, ngoài ra vì cơ sở sản xuất bánh mì này đã gây thiệt hại cho gia đình bạn, do đó, bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu cơ sở này bồi thường thiệt hại.
      Trân trọng!

  2. Nguyễn Tường Nhân says:

    Xin chào Luật sư Vũ Viết Năng .
    Kế bên nhà tôi họ từ nơi khác đến thuê để kinh doanh gà quay 2-3 năm nay , mỗi lần họ quay gà thì khói , bụi than , mùi gà nướng cứ bay qua nhà tôi . Vì nhà tôi là nhà cấp 4 không có lỗ thoát khí nên mùi gà nướng cứ âm ỉ trong nhà rất khó chịu , tôi có nói họ làm ống khói nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mùi khói , mùi gà nướng , mùi than . Họ mang gà về chế biến xong xả thải ra trước nhà rất tanh và hôi , họ tẩm ướp các củ cải , cà rốt bằng vật liệu gì rất thối . Tôi có trình báo với khu phố và có mời chủ nhà cho thuê là làm hòa giải và họ sẽ dời lò nướng qua hướng nhà bên kia , không để sát nhà tôi nữa nhưng tình trạng vẫn như vậy , nhà tôi bây giờ lúc nào cũng nghe mùi gà nướng , mùi than rất nhiều . Không biết tôi nên gửi đơn tới những cơ quan nào hoặc là trình báo công an môi trường ạ ?
    Xin cám ơn Luật sư .

    • Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn,
      Đối với trường hợp của bạn, vui lòng liên hệ hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp văn phòng luật sư của chúng tôi để được luật sư tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.
      Trân trọng!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87