Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc ngăn chặn hoặc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế. Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệphương thức xử lý như dân sự, hành chính, hình sự… Để nắm rõ các vấn đề trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệXâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thế nào là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là tổng hợp các biện pháp do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự mình thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, khôi phục quyền lợi, bù đắp những tổn thất do hành vi xâm phạm gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, răn đe, phòng ngừa các hành vi xâm phạm xảy ra trong tương lai.

Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 9 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022, theo đó: tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Như vậy, các tổ chức, cá nhân vừa có quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình vừa có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác. Điều này là cơ sở để thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển trong xã hội.

Trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệTrách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp bảo vệ của chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Như vậy, có nhiều biện pháp mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022.

Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện

Biện pháp dân sự

Căn cứ theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, tùy thuộc vào hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau.

>> Xem thêm: Cách khởi kiện yêu cầu bồi thường khi bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Biện pháp hành chính

Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Theo quy định tại khoản 1, 3 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được nêu trên sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thông thường, tổ chức, cá nhân sẽ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, theo như khoản 2 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 211, 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022, Điều 3 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

>> Xem thêm: Hình thức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệBiện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp hình sự

Đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp hình sự khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như:

  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi;
  • Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022; Điều 192, 193, 194, 195, 225, 226 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

  • Theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;
  • Cơ quan hải quan chủ động thực hiện nếu trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Đối với biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Cơ sở pháp lý: Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022.

Luật sư tư vấn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Luật sư là người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là pháp luật sở hữu trí tuệ. Luật sư có thể tư vấn cho chủ thể quyền về các vấn đề sau:

  • Tư vấn về các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn về các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn về giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
  • Luật sư sẽ giúp xác định các biện pháp pháp lý để xử lý vi phạm;
  • Luật sư có thể đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Có nhiều biện pháp có thể được áp dụng để đảm bảo rằng quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ không bị vi phạm bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu có vấn đề nào thắc mắc, vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87, để được Luật sư Sở hữu trí tuệ của Luật Long Phan PMT giúp đỡ và giải đáp.

Scores: 4.8 (39 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8