Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại

Giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại là việc giải quyết các bất đồng trong mối quan hệ hợp tác kinh doanh. Mục đích chính của doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp môi giới thương mại là hài hòa lợi ích của các bên và giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Bài viết dưới đây của Long Phan PMT là phân tích về phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc.

Quy định về tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại
Quy định về tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại

Định nghĩa hợp đồng môi giới thương mại

Theo quy định tại Điều 150 Luật Thương mại 2005, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Do đó, có thể hiểu hợp đồng môi giới thương mại là loại hợp đồng thương mại. Loại hợp đồng này xác lập, ghi nhận thỏa thuận của các bên trong hoạt động moi giới thương mại. Theo hợp đồng này, bên môi giới cam kết thực hiện vai trò trung gian, tìm kiếm và kết nối các đối tác kinh doanh tiềm năng để thúc đẩy việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại. Đổi lại, bên được môi giới đồng ý trả cho bên môi giới một khoản hoa hồng nhất định, thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch hoặc một mức phí cố định đã thỏa thuận trước.

Hợp đồng môi giới thương mại thường bao gồm các điều khoản cụ thể về phạm vi công việc của bên môi giới, thời hạn hợp đồng, mức hoa hồng, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như các điều khoản về bảo mật thông tin và giải quyết tranh chấp.

Mẫu hợp đồng môi giới

Các loại tranh chấp phổ biến trong hợp đồng môi giới

Trong quá trình thực hiện hợp đồng môi giới thương mại, các tranh chấp thường phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây khó khăn cho các bên liên quan. Dưới đây là những loại tranh chấp phổ biến nhất trong hợp đồng môi giới:

Tranh chấp về mức hoa hồng và thanh toán: Bất đồng về tỷ lệ hoa hồng; Chậm trễ hoặc từ chối thanh toán; Tranh chấp về cách tính hoa hồng,..

Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên: Bên môi giới không hoàn thành nhiệm vụ; Bên được môi giới cung cấp thông tin sai lệch; Tranh chấp về phạm vi trách nhiệm của mỗi bên,..

Tranh chấp do vi phạm điều khoản: Vi phạm cam kết độc quyền; Tiết lộ thông tin bảo mật; Không tuân thủ quy trình đã thỏa thuận hợp đồng,…

Các loại tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại
Các loại tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp

Khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng môi giới thương mại, các bên có thể lựa chọn nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau. Dưới đây là những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến:

Đàm phán và hòa giải

Đàm phán và hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp thân thiện và linh hoạt nhất. Trong quá trình này, các bên trực tiếp trao đổi để tìm ra giải pháp chung, hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của một bên thứ ba trung lập làm trung gian hòa giải.

Ưu điểm:

  • Giúp duy trì mối quan hệ kinh doanh: Đàm phán và hòa giải cho phép các bên giải quyết bất đồng một cách ôn hòa, tránh đối đầu gay gắt, từ đó giúp bảo vệ mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với các phương pháp pháp lý chính thức, đàm phán và hòa giải thường nhanh chóng và ít tốn kém hơn.
  • Linh hoạt trong giải pháp: Các bên có thể đạt được những thỏa thuận sáng tạo và linh hoạt mà có thể không có trong một phán quyết pháp lý.

Nhược điểm:

  • Thiếu tính ràng buộc: Nếu một bên từ chối tuân thủ kết quả đàm phán, việc thực thi có thể gặp khó khăn.
  • Có thể kéo dài nếu các bên không thiện chí: Nếu một bên cố tình trì hoãn, quá trình này có thể kéo dài vô ích.

Hiện nay, quy định về hòa giải thương mại tại Việt Nam chỉ mới được ghi nhận tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP, chưa được đưa vào Luật chính thức như trọng tài thương mại hay tòa án.

Quy trình đàm phán được thực hiện qua các bước sau đây:

  1. Bước 1: Một trong các bên đề xuất phương án đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Bên đề xuất đề nghị đàm phán bằng văn bản, nêu rõ vấn đề tranh chấp và đề xuất thời gian, địa điểm đàm phán.
  • Bên còn lại phản hồi, xác nhận tham gia hoặc đề xuất thay đổi.
  1. Bước 2: Chuẩn bị đàm phán:
  • Các bên thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến tranh chấp.
  • Xác định mục tiêu đàm phán và chiến lược thương lượng.
  • Chuẩn bị các phương án giải quyết khả thi.
  1. Bước 3: Tiến hành đàm phán:
  • Các bên trình bày quan điểm, lập luận của mình.
  • Thảo luận, trao đổi để tìm điểm chung.
  • Đề xuất và xem xét các giải pháp khả thi.

Quy trình hòa giải thương mại thông qua hòa giải viên thương mại:

  1. Bước 1: Các bên mời bên thứ ba làm trung gian hòa giải hoặc yêu cầu hòa giải tại các Trung tâm hòa giải.
  2. Bước 2: Tổ chức phiên hòa giải, tại đó:
  • Các bên phải tự đề xuất phương án, đề xuất hòa giải của mình.
  • Lắng nghe, cân nhắc phương án hòa giải của đối tác.
  • Hòa giải viên cân nhắn, đưa ra phương án phù hợp, hài hòa lợi ích của các bên.
  1. Bước 3:

Nếu các bên đồng ý phương án hòa giải, các bên ký kết biên bản hòa giải và tuân thủ.

Nếu các bên không đồng ý với phương án hòa giải có thể đề xuất một buổi hòa giải khác hoặc một trong các bên có thể khởi kiện đến trọng tài hoặc tòa án.

Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó các bên đồng ý đưa tranh chấp ra trước một hoặc nhiều trọng tài viên để đưa ra phán quyết có giá trị ràng buộc.

Mỗi trung tâm trọng tài sẽ có một quy tắc tố tụng trọng tài riêng. Tuy nhiên, quy tắc tố tụng chung vẫn tuân thủ các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Quy trình trọng tài thường gồm các bước sau đây:

  1. Bước 1: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện đến Trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận.
  2. Bước 2: Trung tâm trọng tài xem xét tính hợp lệ của đơn khởi kiện, gửi hồ sơ khởi kiện cho người bị kiện.
  3. Bước 3: Bị đơn nộp đơn tự bảo vệ cho trung tâm trọng tài. Kèm theo đơn tự bảo vệ, bị đơn phải nộp bản ý kiến về việc lựa chọn trọng tài viên hoặc yêu cầu trung tâm trọng tài chỉ định.
  4. Bước 4: Thành lập Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thường gồm 03 trọng tài viên.
  5. Bước 4: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. Phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại qua trọng tài
Giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại qua trọng tài

Khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới

Đây là phương án giải quyết cuối cùng khi các phương thức giải quyết tranh chấp khác không thành công. Bởi,

  • Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án kéo dài, không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Việc khởi kiện (đặc biệt là các tranh chấp kinh doanh thương mại) án phí giải quyết tranh chấp có giá ngạch khá cao.
  • Ảnh hưởng đến quá trình đi lại tham gia giải quyết tranh chấp của các bên đương sự.

Do đó, Tòa án không phải phương án lựa chọn tối ưu cho các bên trong kinh doanh thương mại.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án bao gồm các bước được quy định cụ thể tại Chương II Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại

Tư vấn pháp lý liên quan đến môi giới thương mại

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng hợp đồng môi giới và các tài liệu liên quan.
  • Xác định các vấn đề pháp lý chính và đánh giá tính khả thi của vụ việc.
  • Phân tích ưu, nhược điểm của lập luận pháp lý của mỗi bên.
  • Đề xuất phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất (đàm phán, hòa giải, trọng tài hay tòa án).
  • Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết cho từng giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Tư vấn về các rủi ro pháp lý và cách thức giảm thiểu rủi ro.
  • Thu thập và sắp xếp các chứng cứ có lợi cho khách hàng.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý cần thiết (đơn khởi kiện, bản tự bảo vệ, v.v.).
  • Chuẩn bị lời khai của nhân chứng và các báo cáo chuyên gia (nếu cần).

Đại diện cho khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp

Tham gia đàm phán, hòa giải:

  • Hỗ trợ khách hàng trong việc xác định mục tiêu và chiến lược đàm phán.
  • Trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán, bảo vệ lợi ích của khách hàng.
  • Soạn thảo và rà soát các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán.

Đại diện trong quá trình trọng tài hoặc tòa án:

  • Chuẩn bị và nộp các văn bản tố tụng (đơn khởi kiện, bản tự bảo vệ, v.v.).
  • Trình bày lập luận và chứng cứ trước hội đồng trọng tài hoặc tòa án.
  • Phản biện lập luận của bên đối phương và bảo vệ lợi ích của khách hàng.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại phiên tòa giải quyết tranh chấp:

  • Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình tố tụng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
  • Tư vấn cho khách hàng về các quyết định quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Đàm phán về các điều khoản thỏa thuận nếu các bên đạt được thỏa thuận.

Có nhiều phương án giải quyết tranh chấp hiệu quả tùy thuộc mục đích giữa các bên tranh chấp. Việc lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp là cần thiết và quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, doanh nghiệp cần chuẩn bị và cân nhắc phương án phù hợp. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số 1900636387 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết về quy trình giải quyết tranh chấp phù hợp.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87