Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu đòi hỏi quá trình pháp lý và thủ tục tương đối phức tạp. Vì vậy, việc nắm vững quy định pháp luật và các quy trình liên quan là điều cần thiết. Để kinh doanh lĩnh vực này, quý khách cần trang bị đầy đủ hồ sơ cũng như thủ tục pháp lý để thành lập công ty về xuất nhập khẩu. Theo đó, qua bài chủ đề này Luật Long Phan sẽ cung cấp thêm cho quý khách về quy trình thành lập công ty qua bài viết dưới đây.

Thủ tục hành chính khi thành lập công ty xuất nhập khẩu

Thủ tục hành chính khi thành lập công ty xuất nhập khẩu

Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu là gì?

Thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã phải và có đăng ký kinh doanh.

Thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Hàng hóa xuất nhập khẩu mà công ty muốn đăng ký không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

Đối với các hàng hóa thuộc diện phải qua kiểm dịch, đảm bảo quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm thì phải thông qua sự kiểm tra và chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi xuất nhập khẩu;

Căn cứ pháp lý:

  • Khoản 1 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020
  • Khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật quản lý ngoại thương

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương. Theo đó quy định quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với 3 đối tượng, đó là:

  • Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  • Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu

Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 đến Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu gồm có:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty xuất nhập khẩu.
  • Điều lệ công ty xuất nhập khẩu.
  • Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu công ty, các thành viên/cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật.
  • Bản sao công chứng Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên góp vốn/chủ sở hữu là tổ chức.
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên/chủ sở hữu là tổ chức và bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Thủ tục thực hiện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu được thực hiện qua mạng thông tin điện tử của Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

  • Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp; thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do

Sau khi hồ sơ đăng ký kinh doanh được tiếp nhận để nhập thông thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đủ yêu cầu của khoản 2 Điều 32 Nghị định này. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Cơ sở pháp lý:

  • Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020
  • Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Điều 32, Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, nội dung công bố bao gồm:

  • Các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
  • Trường hợp doanh nghiệp không đăng công bố theo đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng theo quy định

Căn cứ pháp lý:

  • Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020
  • Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Bước 3:  Khắc dấu doanh nghiệp theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020

Bước 4: Đăng ký thuế và các loại thuế phù hợp với hoạt động xuất nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 187/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định:

  • Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Thương nhân Việt Nam có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Thủ tục hải quan

Cá nhân và doanh nghiệp lưu ý cần tuân thủ quy trình xuất khẩu và nhập khẩu tại cơ quan hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014 về thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm sau:

  • Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
  • Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
  • Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan

Hồ sơ, điều kiện đăng ký kinh doanh

Hồ sơ, điều kiện đăng ký kinh doanh

>>>Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Chi phí để mở công ty xuất nhập khẩu

Để thực hiện thủ tục mở công ty xuất nhập khẩu; có rất nhiều chi phí, lệ phí liên quan.

  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: theo Thông tư 47/2019/TT – BTC; mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu là 50.000 đồng /lần.
  • Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
  • Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT – BTC; phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.

Ngoài ra; sẽ còn phát sinh thêm một số chi phí có liên quan như: chi phí mở tài khoản ngân hàng; chi phí mua chữ ký số, tạo con dấu,…

Như vậy, chi phí để mở công ty xuất nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào tình huống thực tế của doanh nghiệp.

Chi phí đầu tư thành lập công ty

Chi phí đầu tư thành lập công ty

Luật sư tư vấn thành lập công ty xuất nhập khẩu

Công ty Luật Long Phan xin giới thiệu đến cho quý khách một số dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến doanh nghiệp mà quý đọc giả có thể tham khảo như:

  • Dịch vụ Tư vấn thủ tục khai thuế doanh nghiệp
  • Dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro pháp lý doanh nghiệp trọn gói
  • Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp
  • Dịch vụ luật sư tư vấn về giấy phép cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ Tư vấn pháp luật lao động doanh nghiệp
  • Dịch vụ luật sư đại diện cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ luật sư hợp đồng cho doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty xuất nhập khẩu

Trước khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, việc lưu ý và tìm hiểu các vấn đề pháp lý cần thiết liên quan đến hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Nếu quý đọc giả có thắc mắc liên quan đến luật doanh nghiệp cần được giải đáp, hoặc có nhu cầu tư vấn luật doanh nghiệp, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư doanh nghiệp tư vấn hỗ trợ.

Bài viết liên quan:

Scores: 4.6 (68 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8