Luật sư bào chữa tội giết người cướp tài sản

Luật sư bào chữa tội giết người cướp tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người cướp tài sản thì luật sư bào chữa dựa vào quyền hạn luật định có thể chứng minh bị can, bị cáo vô tội, bào chữa để xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Luật Long Phan PMT sẽ làm rõ hơn vai trò của Luật sư bào chữa qua bài viết sau đây:

Luật sư bào chữa tội giết người cướp tài sản
Luật sư bào chữa tội giết người cướp tài sản

Quy định về tội giết người cướp tài sản

Chủ thể thực hiện tội giết người cướp tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 2 tội bao gồm tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và tội cướp tài sản tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

  • Đối với tội giết người: Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm đáng kể cho xã hội, xâm phạm đến tính mạng của con người.
  • Đối với tội cướp tài sản: Tội cướp tài sản là cá nhân có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Mức hình phạt đối với tội giết người cướp tài sản

Tội giết người cướp tài sản là hành vi cấu thành bởi hai tội danh khác nhau, khi thực hiện hành vi phạm tội này không chỉ cướp đoạt tài sản mà còn xâm phạm đến tính mạng con người gây ra hậu quả nghiêm trọng, không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ nhân thân và tài sản mà hành vi còn đe dọa đến trật tự an toàn xã hội.

Khung hình phạt đối với tội giết người tùy theo mức độ nguy hiểm mà mức hình phạt cụ thể như sau:

Khung hình phạt đối với tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015  (sửa đổi, bổ sung 2017):

Thứ nhất, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Giết 02 người trở lên;
  • Giết người dưới 16 tuổi;
  • Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  • Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  • Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  • Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
  • Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  • Thuê giết người hoặc giết người thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Vì động cơ đê hèn.

Thứ hai, phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Thứ ba, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ tư, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đối với tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015  (sửa đổi, bổ sung 2017)

Thứ nhất, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Thứ tư, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Thứ năm, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ sáu, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Để xác định mức hình phạt đối với hành vi phạm tội giết người cướp tài sản thì sẽ tổng hợp hình phạt, cộng dồn hình phạt cho hai hành vi là giết người và cướp tài sản theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì mức hình phạt cho tội giết người cướp tài sản có thể lên đến 30 năm, chung thân hoặc cao nhất có thể bị tử hình.

Vai trò của Luật sư bào chữa vụ án giết người cướp tài sản

Tư vấn tội giết người cướp tài sản

Vai trò của Luật sư bào chữa trong việc tư vấn tội giết người cướp tài sản :

  • Luật sư tư vấn về các quy định hình phạt áp dụng cho tội giết người, tội cướp tài sản.
  • Luật sư tư vấn các điều kiện để bị can, bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật.
  • Luật sư xem xét, chuẩn bị các hồ sơ tài liệu, tiến hành đánh giá chứng cứ các bên cung cấp chuẩn bị cho hồ sơ vụ án.
  • Luật sư hướng dẫn, tư vấn các thủ tục về kháng cáo hoặc kháng nghị quyết định bản án.
  • Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về điều kiện để giảm nhẹ trách nhiệm dân sự

Luật sư tham gia giai đoạn điều tra

Sự xuất hiện của của Luật sư trong giai đoạn điều tra giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can trong vụ án giết người cướp tài sản. Vai trò của luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra thể hiện qua:

  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích bị can trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai theo đúng quy định pháp luật
  • Tránh cho trường hợp bị can bị ép cung, móm cung. nhục hình trong quá trình hỏi cung lấy lời khai
  • Luật sư đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan điều tra đang xử lý.
  • Gặp gỡ bị can để xác định các tình tiết của vụ án, tính tuân thủ pháp luật của điều tra viên trong quá trình tạm giam, hỏi cung, lấy lời khai.
  • Đồng thời, với trình độ chuyên môn của mình, luật sư có thể phát hiện ra các sai phạm trong quá trình tố tụng và thực hiện các thủ tục khiếu nại, tố cáo để đảm bảo vụ án được điều tra đúng trình tự, thủ tục, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, xác định đúng người, đúng tội.
  • Kiến nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn, giải tỏa kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
  • Là cầu nối thông tin giữa bị can đang bị tạm giam với gia đình, cơ quan
  • Liên hệ làm việc và nhận kết luận điều tra từ cơ quan điều tra

Luật sư tham gia giai đoạn truy tố

Trong giai đoạn truy tố Luật sư có vai trò quan trọng, là người bảo vệ người bị truy tố hiệu quả nhất theo pháp luật quy định, trong quá trình này Luật sư sẽ  đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, thu thập các tình tiết, chứng cứ khách quan phục vụ cho việc bảo vệ thân chủ trong vụ án. Sau đây là vai một số vai trò mà Luật sư sẽ tham gia trong giai đoạn truy tố.

  • Tư vấn pháp luật cho bị can về thủ tục truy tố, các quyền để bảo vệ thân chủ trong giai đoạn truy tố;
  • Nghiên cứu, đánh giá và phân tích hồ sơ vụ án;
  • Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can;
  • Kiến nghị với Viện kiểm sát về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
  • Trao đổi, kiến nghị với Viện kiểm sát làm rõ các tình tiết chưa rõ ràng gây bất lợi cho bị can;
  • Hướng dẫn, tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân hoặc các tài liệu khác có thể trở thành tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can;
  • Liên hệ Viện kiểm sát để đọc, ghi chép và sao chụp bản cáo trạng.

Luật sư tham gia phiên tòa

Theo quy định tại điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về đối tượng có quyền bào chữa thì Luật sư được phép tham gia phiên xét xử tại tòa để bảo vệ cho thân chủ của mình. Vai trò của Luật sư bào chữa tại phiên tòa tội giết người cướp tài sản gồm các vai trò chính sau:

  • Nghiên cứu hồ sơ, bản cáo trạng và lập bản luận cứ để tham gia bảo vệ bị cáo tại phiên tòa
  • Thay mặt bị cáo biện luận tại phiên tòa;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo;
  • Tư vấn và hỗ trợ thủ tục kháng cáo.
  • Tham gia phiên tòa phúc thẩm

Luật sư bào chữa tại phiên tòaLuật sư bào chữa tại phiên tòa

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư bảo vệ cho đồng phạm trong vụ án cướp tài sản

Phí thuê luật sư bào chữa tội giết người cướp tài sản

Chi phí thực hiện Luật sư bào chữa tội giết người cướp tài sản tùy vào từng yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của khách hàng mà sẽ cam kết đưa ra một mức phí có lợi nhất cho phía khách hàng.

Mức thù lao của luật sư tham gia tố tụng được xác định dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Luật sư 2006:

  • Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
  • Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
  • Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP thì mức thù lao luật sư tham gia tố tụng hình sự khi thỏa thuận với khách hàng dựa trên các căn cứ tại khoản 1 Điều 55 Luật Luật sư 2006 và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Trong đó, thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.

Căn cứ vào mức lương cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP thì mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư tương ứng với 540.000 đồng/1 giờ.

Đối với luật sư tham gia tố tụng hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Căn cứ vào mức lương cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP thì mức cao nhất cho 01 ngày làm việc của luật sư trong trường hợp này tương ứng 720.000 đồng/01 ngày. Ngày làm việc của luật sư được tính dựa trên cơ sở 08 giờ làm việc.

Như vậy, về mặt nguyên tắc thì thù lao của Luật sư tức chi phí thuê Luật sư bào chữa sẽ do các bên thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên không được vượt quá giá ngạch mà chính phủ quy định

>>>Xem thêm: Giá thuê luật sư bào chữa

Dịch vụ Luật sư bào chữa tội giết người cướp tài sản

Trong vụ án giết người cướp tài sản, cần đánh giá xem xét các tình huống thực tế, tìm ra các luận điểm và các tình tiết khách quan có trong vụ án nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo trong vụ án giết người cướp tài sản. Luật Long Phan PMT xin gửi đến quý khách hàng các dịch vụ Luật sư bào chữa như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về quyền mà người bị tạm giam, bị khởi tố, truy tố và bị xét xử được hưởng.
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thu thập hồ sơ tài liệu để có thể được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật.
  • Luật sư chuẩn bị các hồ sơ, soạn đơn xin giảm nhẹ hình phạt, đơn xét xử vắng mặt …
  • Luật sư trực tiếp làm việc với các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, và Tòa án cùng các cơ quan liên quan để nắm rõ thông tin vụ án, hỗ trợ trong việc bào chữa vụ án.
  • Luật sư thu thập chứng cứ , bằng chứng ngoại phạm.
  • Luật sư hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng khiếu nại, tố cáo nếu trong quá trình giải quyết vụ án phát hiện cơ quan có thẩm quyền có vi phạm tố tụng
  • Luật sư hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng kháng cáo các quyết định có trong bản án.
  • Luật sư trực tiếp tham gia bào chữa, bảo vệ khách hàng trong phiên tòa.

Dịch vụ bào chữa tội giết người cướp tài sảnDịch vụ bào chữa tội giết người cướp tài sản

>>>Xem thêm: Các công việc luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, người bị buộc tội trong vụ án giết người cướp tài sản có quyền nhờ người bào chữa là luật sư. Khi đó, luật sư bào chữa sẽ tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý cho người bị buộc tội thông qua các quyền luật định để bảo vệ lợi ích chính đáng cho thân chủ. Quý khách có nhu cầu cần hỗ trợ về dịch vụ Luật sư bào chữa tội giết người cướp tài sản, vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư hình sự tư vấn và hỗ trợ.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87