Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp là dịch vụ phổ biến đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp thường phát sinh các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp và các tranh chấp giữa doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp thông tin liên quan các phương thức giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp.

Tư vấn, giải quyết tranh chấp doanh nghiệpTư vấn, giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

Các loại tranh chấp doanh nghiệp thường gặp

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường không tránh khỏi những tranh chấp khác nhau bao gồm tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp và tranh chấp giữa doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức bên ngoài.

Một số loại tranh chấp doanh nghiệp như sau:

  • Tranh chấp trong quan hệ lao động;
  • Tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông góp vốn;
  • Tranh chấp giữa người chưa phải thành viên doanh nghiệp với doanh nghiệp có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp;
  • Tranh chấp về mua bán hàng hóa;
  • Tranh chấp giữa doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức bên ngoài như các tranh chấp giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, các tranh chấp về thương mại, về sở hữu trí tuệ…

Các phương thức giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005, tùy thuộc vào từng loại tranh chấp mà doanh nghiệp có thể chọn phương thức để giải quyết tranh chấp như: thương lượng, trung gian hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án.

Thương lượng

Thương lượng là một phương thức mà doanh nghiệp có thể chọn để giải quyết những tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh, theo đó các bên có tranh chấp tự thỏa thuận với nhau để lựa chọn giải pháp chấm dứt xung đột đã phát sinh giữa họ.

Chính vì vậy, phương pháp thương lượng đòi hỏi cả hai bên đều phải có thiện chí, trung thực và có tinh thần hợp tác cao.

Trong trường hợp các bên không thể hoặc không muốn thương lượng thì có thể chọn phương án trung gian hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Trung gian hòa giải

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 22/02/2017 do Chính phủ ban hành quy định về hòa giải thương mại:

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Theo điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 22/02/2017 do Chính phủ ban hành quy định về hòa giải thương mại, để tiến hành hoạt động hòa giải thương mại, các bên có tranh chấp phải tuân thủ trình tự, thủ tục sau:

  • Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

Khởi kiện ra Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng cách khởi kiện ra Tòa án là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp và được xem là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính hiệu quả.

Thông qua hoạt động xét xử của Tòa, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại bao gồm:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Các cách thức giải quyết tranh chấp doanh nghiệpCác cách thức giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

Vai trò của Luật sư giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp

Tư vấn pháp lý

Thông qua hoạt động tư vấn pháp lý, luật sư sẽ:

  • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp tối ưu nhất để doanh nghiệp xem xét và lựa chọn
  • Giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp nhanh chóng, tránh rủi ro không đáng có và đảm bảo quyền, lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Tham gia tố tụng

Khi tham gia tố tụng, với kỹ năng chuyên môn của mình, luật sư sẽ:

  • Luật sư đại diện cho doanh nghiệp trong phiên tòa, đưa ra các lập luận chặt chẽ, sắc bén để bảo vệ yêu cầu lợi ích của doanh nghiệp.
  • Tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp

Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệp, Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ quý khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp và đề xuất các phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
  • Tư vấn và soạn thảo các văn bản, đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp doanh nghiệp;
  • Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong tranh chấp doanh nghiệp;
  • Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tại các cấp tòa xét xử;
  • Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Tư vấn luật doanh nghiệp

Tư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệpTư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

Hiện nay, tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức bên ngoài rất phổ biến. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hướng giải quyết khác nhau để giải quyết tranh chấp như hòa giải, thương lượng, khởi kiện ra Tòa. Trường hợp quý khách mong muốn nhận được thông tin tư vấn về liên quan tranh chấp doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ Luật Long Phan PMT qua tổng đài hotline 1900.63.63.87

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87