Khi nào ra quyết định buộc thi hành án Hành chính?

Khi nào ra quyết định buộc thi hành án Hành chính sau khi bản án, quyết định của Tòa án về vụ án Hành chính đã quá hạn tự nguyện thi hành. Đối tượng được thi hành án có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định buộc thi hành án. Trình tự, thủ tục thực hiện sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết này.

Thi hành án hành chính

Thi hành án hành chính

Quy định về thi hành án theo Nghị định 71/2016/NĐ-CP

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về khái niệm thi hành án Hành chính như sau:

Thi hành án Hành chính là việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án Hành chính được thi hành quy định tại Điều 309 Luật Tố tụng Hành chính, trừ quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án Hành chính.

Điều 309 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án Hành chính được thi hành như sau:

  • Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
  • Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
  • Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.
  • Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 296 Luật Tố tụng Hành chính.
  • Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.

Trường hợp ra quyết định buộc thi hành án Hành chính

Quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật Tố tụng Hành chính 2015 mà người phải thi hành án không thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 của Luật này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án Hành chính. Quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp.

Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của người phải thi hành án theo quy định của pháp luật. Quyết định buộc thi hành án cũng phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để theo dõi việc thi hành án Hành chính theo quyết định của Tòa án.

Khi quá thời hạn thi hành án thì Tòa án phải ra quyết định buộc thi hành án Hành chính đối với những trường hợp căn cứ điểm a và điểm b khoản 2 Điều 311 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 311 Luật Tố tụng Hành chính 2015 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án:

  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án về việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện quyết định Hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri thì các bên đương sự phải tiếp tục thi hành quyết định Hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định Hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án để thi hành;
  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị hủy không còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện bản án, quyết định của Tòa án;
  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên bố hành vi Hành chính đã thực hiện là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải đình chỉ thực hiện hành vi Hành chính đó kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên bố hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.

Đơn yêu cầu

Đơn yêu cầu

Đối tượng được yêu cầu và nộp đơn cho Tòa án để buộc thi hành án Hành chính

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án tại điểm b khoản 2 Điều 311 Luật Tố tụng Hành chính thì người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Người được thi hành án có quyền đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án Hành chính.

Người được thi hành án được quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc thi hành án Hành chính bằng hình thức trực tiếp nộp đơn, trình bày bằng lời nói, gửi đơn qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung đơn yêu cầu quyết định buộc thi hành án Hành chính

Nội dung đơn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án Hành chính có các nội dung chủ yếu theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 71/2016/NĐ-CP sau đây:

  • Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  • Tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm được yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành án;
  • Nội dung yêu cầu thi hành án;
  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân

Xem thêm:Mẫu đơn yêu cầu bắt buộc thi hành án Hành chính

Quy trình thực hiện theo quy định

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP quy định người thi hành án phải có trách nhiệm thi hành án Hành chính khi Tòa án ra bản án hay quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định được thi hành xong phải thông báo kết quả cho Tòa án xét xử sở thẩm, đồng thời báo cáo đến cấp trên.

Ngoài ra,  theo quy định tại Điều 13, Nghị định 71/2016/NĐ-CP  thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp phải có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện quyết định buộc thi hành án Hành chính:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo người phải thi hành án nghiêm chỉnh thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
  • Trường hợp đã nhận được văn bản chỉ đạo quy định tại khoản 1 Điều này mà người phải thi hành án vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có văn bản chỉ đạo về việc xem xét xử lý trách nhiệm hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết khởi kiện quyết định hành chính về bồi …

Trường hợp đã nhận được văn bản chỉ đạo trên mà người phải thi hành án vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có văn bản chỉ đạo về việc xem xét xử lý trách nhiệm.

Hoặc có thể đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Căn cứ Điều 14  Nghị định số 71/2016/NĐ-CP để xác định quy trình tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án và theo dõi việc thi hành án Hành chính:

  • Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, vào sổ bản án, quyết định của Tòa án về vụ án Hành chính (thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP); Phân công Chấp hành viên thực hiện theo dõi việc thi hành án Hành chính (Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP).
  • Bước 2: Ra văn bản thông báo về việc tự nguyện thi hành án gửi người phải thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án (Khoản 2 Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP).

Hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP, cơ quan THADS có văn bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án (Khoản 5 Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP).

Quyết định Hành chính

Quyết định Hành chính

  • Bước 3: Trong trường hợp vụ việc có Quyết định buộc thi hành án Hành chính của Tòa án, cơ quan THADS thực hiện:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án Hành chính, Chấp hành viên được phân công theo dõi việc thi hành án phải làm việc với người phải thi hành án để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án (Khoản 3 Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP);

Có văn bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật TTHC và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP (Khoản 5 Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP);

Gửi hoặc đăng tải công khai Quyết định buộc thi hành án Hành chính trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự tỉnh, tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong trường hợp người phải thi hành án là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chấm dứt công khai thông tin trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thi hành xong (Điều 30 Nghị định 71/2016/NĐ-CP);

Ngoài ra, trong từng trường hợp thi hành án Hành chính cụ thể, cơ quan THADS có quyền triệu tập các bên đương sự để lập biên bản về việc không thi hành bản án, quyết định tuyên hủy quyết định buộc thôi việc (khoản 2 Điều 17 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP); lập biên bản về việc không thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án.

  • Bước 4: Cập nhật thông tin tình hình thi hành án Hành chính vào hồ theo dõi thi hành án Hành chính và báo cáo đột xuất hoặc định kỳ tình hình theo dõi thi hành án Hành chính theo quy định hoặc theo yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện theo dõi thi hành án Hành chính nêu trên, cơ quan THADS có quyền: yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành; kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 14 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP; yêu cầu người được thi hành án, người phải thi hành án, Thủ trưởng trực tiếp của người phải thi hành án cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan về quá trình và kết quả thi hành án (Khoản 4  Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP).

Luật sư tư vấn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án

  • Tư vấn các quy định về việc thi hành án.
  • Soạn thảo hồ sơ, thủ tục, đơn yêu cầu buộc thi hành án
  • Hướng dẫn quy trình nộp yêu cầu buộc thi hành án
  • Tư vấn thời hiệu, thời hạn thực hiện quyết định thi hành
  • Hướng dẫn soạn thảo các văn bản liên quan
  • Luật sư thay mặt khách hàng tham gia các buổi xét xử tại Tòa án
  • Định hướng và đưa ra hướng giải quyết phù hợp đối với trường hợp của khách hàng

Việc yêu cầu thi hành án nhằm bảo vệ quyền lợi của người được thi hành án. Tuy nhiên sẽ có nhiều trường hợp không thi hành án được gây ảnh hưởng đến lợi ích người người được thi hành án. Vì vậy,  Luật sư chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn trình tự thủ tục để yêu cầu cơ quan ra quyết định buộc thi hành án. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật hành chính, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87