Hoà giải thương mại trước khi kiện có bắt buộc hay không là một trong những thắc mắc khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Việc hòa giải trước khi khởi kiện được các bên thương lượng và thỏa thuận với nhau nhưng đó có là điều kiện bắt buộc hay không thì sẽ được Công ty Luật Long Phan PMT trình bày cụ thể thông qua bài viêt sau đây. Mời Quý bạn đọc cùng theo doi
Hòa giải thương mại trước khi kiện
Mục Lục
Quy định về hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/ NĐ-CP: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”
Đặc điểm của hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại có sự xuất hiện của bên thứ ba do các bên tranh chấp lựa chọn để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết. Bên thứ ba trong hòa giải có vai trò quan trọng giữ vị trí trung tâm nhưng không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì cho các bên. Tất cả những quyết định cuối cùng đều được sự thống nhất giữa ý chí của các bên tranh chấp.
Trong quá trình hòa giải, các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu.
Kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có cơ chế pháp lý nào
Có bắt buộc hòa giải thương mại trước khi kiện hay không?
Hòa giải thương mại
Luật Trọng tài thương mại hiện hành của Việt Nam không quy định rõ ràng về giá trị pháp lý của các thỏa thuận giải quyết tranh chấp, nên thực tiễn cho thấy dù một bên không hoà giải trước khi khởi kiện ra Trọng tài nhưng Trọng tài vẫn thụ lý vụ tranh chấp của các bên để giải quyết và ra phán quyết Trọng tài.
Các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Theo đó thì hòa giải thương mại được thực hiện khi các bên yêu cầu và không phải là thủ tục bắt buộc trước khi kiện.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có bắt buộc hòa giải?
Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại
Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại được quy định từ Điều 11 đến Điều 17 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Thỏa thuận hòa giải
Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.
Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại
Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.
Quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải
Các bên tranh chấp có các quyền:
Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải;
Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải;
Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai; được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải; các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ:
Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại;
Thi hành kết quả hòa giải thành;
Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải
Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
Kết quả hòa giải thành
Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính:
Căn cứ tiến hành hòa giải;
Thông tin cơ bản về các bên;
Nội dung chủ yếu của vụ việc;
Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Công nhận kết quả hòa giải thành
Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Chấm dứt thủ tục hòa giải
Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp:
Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.
Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.
>>> Xem thêm: Trình tự thủ tục phiên hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp hợp đồng
Luật sư tư vấn hòa giải thương mại trước khi khởi kiện
Luật sư tư vấn luật thương mại
- Tư vấn phương thức và trình tự giải quyết hòa giải thương mại trước khi khởi kiện
- Hỗ trợ soạn thảo các hồ sơ liên quan đến hòa giải chấp thương mại.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan theo yêu cầu.
Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về có hay không bắt buộc hòa giải thương mại trước khi khởi kiện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật thương mại, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.