Người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi có không ít vụ án giết người, hành hung do người bị tâm thần gây ra. Vậy, theo quy định của pháp luật, người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này dựa trên quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Bị bệnh tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Mục Lục
Khi nào được xác định là người tâm thần
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 người bị mắc bệnh tâm thần được xác định như sau:
- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Lưu ý: Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, khi tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần thì người này được xem là người tâm thần
Quy trình giám định pháp y tâm thần
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
- Bước 2: Từ chối giám định hoặc tiếp nhận đối tượng giám định
- Bước 3: Phân công người tham gia giám định
- Bước 4: Nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định
- Bước 5: Theo dõi đối tượng giám định
- Bước 6: Khám lâm sàng đối tượng giám định
- Bước 7: Thăm khám cận lâm sàng đối với đối tượng giám định
- Bước 8: Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định
- Bước 9: Họp giám định viên tham gia giám định
- Bước 10: Ra kết luận giám định
- Bước 11: Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ
- Bước 12: Kết thúc giám định
Cơ sở pháp lý: Thông tư 23/2019/TT-BYT quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần
Quy trình giám định pháp y tâm thần
Trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần
Trách nhiệm bồi thường
- Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
- Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.
- Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Theo các quy định trên thì trách nhiệm pháp lý khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại sẽ là người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Cơ sở pháp lý: Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015
Mức bồi thường thiệt hại
Hiện nay, mức bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định trên;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
>>>Xem thêm: Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường ai?
Cơ sở pháp lý: Điều 589, Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015
Một số câu hỏi về người tâm thần
Người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
- Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Lưu ý: Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, theo quy định pháp luật nếu người bị tâm thần mất năng lực hành vi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc; cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ vào kết luận giám định; cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Cơ sở pháp lý: Điều 21, Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Khi bị người tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?
Theo quy định, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Như vậy, người giám hộ của họ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những gì người tâm thần gây ra
Khởi kiện người giám hộ của người tâm thần
Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường được xác định như sau:
- Bước 1: Xác định tòa án có thẩm quyền và gửi đơn khởi kiện đòi bồi thường
- Bước 2: Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Bước 3: Kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện.
- Bước 4: Sau khi xem xét đơn khởi kiện nếu hợp lệ sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
- Bước 5: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Cơ sở pháp lý: Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 197, Điều 203, Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015
Luật sư tư vấn về trách nhiệm hình sự của người tâm thần
- Tư vấn về trách nhiệm hình sự của người tâm thần;
- Tư vấn về trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự;
- Tư vấn các thiệt hại và mức bồi thường mà người tâm thần gây ra;
- Soạn thảo đơn đến Toà án để giám định đối với người có dấu hiệu tâm thần;
- Tham gia tố tụng các vụ án Hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
- Bảo vệ người bị hại, tìm ra sự thật khách quan của các vụ án tranh án oan, sai giúp công lý được thực thi đúng pháp luật, quyền con người được đảm bảo.
Như vậy, người tâm thần sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thay vào đó, họ sẽ được đi giám định tâm thần và được điều trị cho đến khi hết. Vì vậy, bài viết trên đã nêu rõ các quy định về người tâm thần và năng lực pháp luật của họ khi họ phạm tội. Nếu Quý bạn đọc còn có thắc mắc về trách nhiệm hình sự hay các vấn đề khác xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư hình sự hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.