Nên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản như thế nào?

Chuộc lại tài sản trong một giao dịch được coi là một cơ sở để phát sinh một quan hệ mua bán sau đó. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn. Tuy nhiên, nên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản như thế nào để sau khi chấm dứt hợp đồng các bên không phát sinh tranh chấp? Mời bạn đọc tham khảo bài viết để được Luật sư Dân sự để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

thỏa thuận chuộc lại tài sản

Nên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản như thế nào?

>>>Xem thêm: Những điều cần lưu ý để hợp đồng mua bán hàng hóa không bị vô hiệu

Bảo lưu quyền sở hữu là nền tảng cơ sở cho thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản

“Bảo lưu quyền sở hữu” được là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản. Quyền “bảo lưu quyền sở hữu” có thể được các chủ thể có quyền thực hiện trong tất cả các giao dịch có liên quan đến quyền sở hữu mà làm phát sinh nghĩa vụ của bên được chuyển giao quyền sở hữu khi các bên có thỏa thuận.

“Bảo lưu quyền sở hữu” được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 từ Điều 331 đến Điều 334. Theo đó:

  • Quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ;
  • Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký;
  • Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản;
  • Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt khi: Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong; bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu; theo thỏa thuận của các bên.

Vì vậy, nếu như coi bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì cũng có thể coi việc chuộc lại tài sản đã bán cũng là một biện pháp bảo đảm việc ký hợp đồng mua lại tài sản (quyền sở hữu của chủ sở hữu). Bên bán từ người bán trở thành người mua trong hợp đồng mua lại và thực hiện nghĩa vụ chuộc lại tài sản trong thời gian chuộc lại tài sản. Trường hợp bên bán không chuộc lại trong thời gian này thì bên mua có quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản.

Quyền chuộc lại tài sản sau khi đã bán

Chuộc lại tài sản là quyền của bên bán khi tham gia vào giao dịch mua bán tài sản. Quyền này chỉ tồn tại khi các bên thỏa thuận nó khi xác lập hợp đồng mua bán tài sản. Quyền này không tồn tại vô hạn mà tồn tại trong một thời hạn nhất định.

Theo thỏa thuận

Quyền chuộc lại tài sản cho bên bán được tồn tại trong thời hạn mà các bên thỏa thuận với nhau, thời hạn chuộc lại sẽ được các bên thỏa thuận và thống nhất tuân thủ mà không bị quy định pháp luật nào giới hạn thời hạn này.

Theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1 Điều 454 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng, quyền chuộc lại tài sản của bên bán sẽ tồn tại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản (trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác) nếu giữa các bên không thỏa thuận về thời hạn chuộc lại. Trong thời hạn này, bên bán có quyền này của mình bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý.

>>Xem thêm: Những điều cần lưu ý để hợp đồng mua bán hàng hóa không bị vô hiệu

>>Xem thêm: Thoả thuận chuộc lại trong hợp đồng mua bán tài sản

Vật tiêu hao không nên là đối tượng được thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản

Đối tượng của thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản sẽ phải trải qua hai giao dịch tài sản giữa bên bán và bên mua. Tài sản này có thể sẻ được bên mua – người có quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đưa vào sử dụng trong thời hạn chuộc lại. Nếu việc sử dụng này làm tài sản không giữ được tính chất, tính năng, hình dáng sử dụng ban đầu thì dẫn đến đối tượng của hợp đồng không còn được đảm bảo để người bán tiến hành chuộc lại. Những tài sản như vậy được định nghĩa là vật tiêu hao theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, vật tiêu hao không nên là đối tượng được thỏa thuận chuộc lại để đảm bảo quyền sử dụng cả bên mua và quyền chuộc lại của bên bán.

Các bên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại

Thời hạn chuộc lại tài sản

Thời hạn chuộc lại là khoảng thời gian từ khi bên bán bán tài sản cho đến khi họ chuộc lại tài sản đó. Pháp luật tôn trọng thỏa thuận về thời hạn mà hai bên đặt ra. Thông thường, trong thỏa thuận về thời hạn bên bán sẽ cố gắng thuyết phục bên mua để thời hạn này có thể được kéo dài tối đa. Tuy nhiên để đảm bảo cho bên mua về quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản thì chúng ta nên thỏa thuận khoảng thời gian này không quá dài.

Giá chuộc lại tài sản

Các bên có thể thỏa thuận giá chuộc lại tài sản, nếu không thỏa thuận thì giá chuộc lại được tính theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại. Điều này đồng nghĩa các bên có quyền thỏa thuận giá chuộc lại tài sản thấp hơn hoặc cao hơn giá bán đầu.

Việc thỏa thuận một giá cả hợp lý giúp cho bên bán có thể nhanh chóng chuộc lại tài sản. Thông thường, nắm bắt được tâm lý bên bán sẽ tìm cách để lấy lại tài sản cũng như vì bị hạn chế khi sử dụng, định đoạt tài sản trong thời hạn chuộc lại tài sản, bên mua sẽ đưa ra giá cao hơn để bên bán chuộc lại. Tuy nhiên, nếu thuyết phục được bên mua thì bên bán vẫn có thể thỏa thuận được một mức giá thấp hơn khi chuộc lại tài sản.

Quyền và trách nhiệm của bên mua

Không giống như các hợp đồng mua bán thông thường, người mua sau khi xác lập được quyền sở hữu với tài sản mua bán sẽ có quyền định đoạt tài sản, nhưng đối với hình thức này, người mua không thể thực hiện đầy đủ quyền của mình trong thời gian chuộc lại tài sản. Cụ thể:

  • Bị hạn chế quyền định đoạt tài sản – không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác;
  • Chịu rủi ro với tài sản mình đang sở hữu khi họ là chủ thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm hữu.

Đây cũng được coi là trách nhiệm của bên mua trong thời hạn chuộc lại nhằm bảo vệ lợi ích của bên bán, đảm bảo quyền được chuộc lại tài sản của họ.

Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng, luật pháp vẫn hòa toàn cho phép các bên được quyền thỏa thuận về quyền và trách nhiệm của bên mua. Các bên có thể xét tới các rủi ro đối với tài sản để chia sẻ rủi ro với nhau hoặc thỏa thuận bổ sung các quyền khác cho bên mua hoặc tăng/ giảm trách nhiệm đối với tài sản trong thời hạn chuộc lại.

>>>Xem thêm: Cần lưu ý những nội dung nào trong hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ

thỏa thuận chuộc lại tài sản

Các bên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán có điều kiện chuộc lại

Cân bằng lợi ích giữa các bên giúp nhanh chóng đạt được thỏa thuận

Tương tự như khi giao kết trong các loại hợp đồng khác, các bên tiến hành thỏa thuận chuộc lại tài sản để đạt được mục đích là các lợi ích mà họ có thể nhận được khi xác lập giao dịch. Lợi ích của hai bên thường đối lập, mỗi bên khi tham gia chủ yếu giành càng nhiều lợi ích về mình càng tốt.

Vì tính chất vừa đối nghịch vừa phụ thuộc lẫn nhau nên khi giao kết hợp đồng các bên có sự trao đổi về lợi ích và tranh giành lợi ích. Khi đạt đến một mức độ các bên cho là cân bằng (mức độ mà cả hai bên đều chấp nhận được), thỏa thuận mới được xác lập. Sự cân bằng này được tạo ra giúp cho các bên hạn chế tối đã các tranh chấp trong tương lai; tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa bên bán và bên mua; tạo tiền đề cho các giao dịch tiếp đó.

>>> Xem thêm: Không thỏa thuận về giá trong hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý như thế nào?

cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia

Cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại

Thông tin liên hệ luật sư

  • Để nhận hỗ trợ tư vấn, qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung cần được giải đáp đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: pmt@luatlongphan.vn, sẽ được Luật sư trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900 63.63.87 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Long Phan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn online qua ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh qua Zalo theo số điện thoại 0939.846.973 để luật sư xem xét và trả lời.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản. Quý bạn đọc còn  bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87