Người thứ ba có phụ thuộc vào thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng thương mại?

Người thứ ba có phụ thuộc vào thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng thương mại? Hiện nay, việc tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết theo phương thức trọng tài thương mại chỉ khi có thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài được lập bằng văn bản thể hiện ý chí các bên trong giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài có thể lập trước, đang hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Vậy thỏa thuận trọng tài có ảnh hưởng như thế nào đến người thứ ba? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi ấy.

 

Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại có ảnh hưởng đến người thứ ba

Phạm vi hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng chính: Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài: “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài”.

Việc quy định thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng vì đây là hai loại thỏa thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau, điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên, còn hợp đồng chính quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Nói cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng đến tiền trình tố tụng bằng trọng tài.

Vì vậy, việc xác định điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng chính có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là cơ sở duy nhất để thành lập Hội đồng trọng tài thể hiện đúng ý chí của các bên về việc lựa chọn trọng tài giải quyết vụ tranh chấp

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đối với các chủ thể có liên quan:

  • Đối với cơ quan trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: Tại Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010 đã thể hiện nguyên tắc thẩm quyền của thẩm quyền cho phép hội đồng trọng tài thực hiện thẩm quyền của mình ngay cả đối với sự tồn tại hoặc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Mục đích của nguyên tắc này chính là đảm bảo các tranh chấp đều được xem xét và giải quyết. Theo đó, thẩm quyền của hội đồng trọng tài vẫn giữ nguyên mặc dù hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp hội đồng trọng tài cho rằng hợp đồng mà trong đó có thỏa thuận trọng tài là không tồn tại hoặc vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài vẫn tồn tại và có hiệu lực. Vì vậy hội đồng trọng tài vẫn có thẩm quyền quyết định về nghĩa vụ tương ứng của các bên và giải quyết khiếu kiện yêu cầu của họ, mặc dù hợp đồng có thể không tồn tại hoặc vô hiệu.
  • Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đối với tòa án: Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 đã quy định về việc Tòa án từ chối thụ lý trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài. Quy định này thể hiện rõ ràng thái độ của nhà nước đối với thỏa thuận trọng tài và là một đảm bảo mạnh mẽ từ phía nhà nước để thỏa thuận trọng tài được các bên tôn trọng. Việc Tòa án không được thụ lý vụ kiện tranh chấp khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài là để khẳng định thẩm quyền của trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi có sự thay đổi của một bên: Sau khi thỏa thuận trọng tài được xác lập, có thể có những thay đổi của một bên, trong trường hợp này tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực, cụ thể:

  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng chính

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng chính

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Quyền của người thứ ba đối với hợp đồng thương mại

Theo quy định tại Điều 415 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình, nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi nghĩa vụ được giải quyết.

>>> Xem thêm: Có được yêu cầu Tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài

Quyền lựa chọn cơ quan tài phán của bên thứ ba khi phát sinh quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại

Khi quyền và nghĩa vụ của người thứ ba trong hợp đồng thương mại bị xâm phạm, người thứ ba có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khởi kiện ra Tòa án:

  • Theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội.
  • Người thứ ba khởi kiện khi phát sinh quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Lúc này, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của bị đơn (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) hoặc do các bên lựa chọn Tòa án theo điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Quyền lựa chọn cơ quan tài phán của người thứ ba trong hợp đồng thương mại

Quyền lựa chọn cơ quan tài phán của người thứ ba trong hợp đồng thương mại

Yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được các bên thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp tùy từng trường hợp. Khi phát sinh quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại, người thứ ba có quyền yêu cầu Trọng tài mà các bên thỏa thuận giải quyết xem xét lại phán quyết hoặc:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu theo khoản 4 Điều 63 Luật Trọng tài thương mại.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 điều 68 Luật Trọng tài thương mại, thì có quyền có đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài có nghĩa vụ chứng minh, trừ trường hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo điểm đ khoản 2 Điều 68.

Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau đây, quý bạn đọc có thể tham khảo:

  • Tư vấn tổng quan và toàn diện về điều kiện, trình tự, thủ tục về phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại
  • Tư vấn quy định pháp luật điều chỉnh, đề xuất giải pháp pháp lý đối với sự việc của thân chủ
  • Tư vấn thu thập tài liệu, chứng cứ bảo vệ yêu cầu khởi kiện, phản tố
  • Tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ của người thứ ba trong vụ việc
  • Luật sư tham gia vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ

Trên đây là bài viết về Người thứ ba có phụ thuộc vào thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng thương mại? Trường hợp người thứ ba nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì hoàn toàn có quyền thương lượng hoặc khởi kiện đến Tòa án. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!

>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87