Các nghĩa vụ về thuế nào cần phải lưu ý khi định giá doanh nghiệp mục tiêu muốn mua lại

Các nghĩa vụ thuế nào cần lưu ý khi định giá doanh nghiệp mục tiêu trong giao dịch M&A là điều mà mỗi nhà kinh doanh phải quan tâm. Bởi thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế mà cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp vào Ngân sách Nhà Nước. Sau đây, những tư vấn của Luật Long Phan sẽ hỗ trợ quý đọc giả giải đáp các thắc mắc trên.

các nghĩa vụ về thuế cần phải lưu ý khi định giá doanh nghiệp mục tiêu

Các nghĩa vụ về thuế cần phải lưu ý khi định giá doanh nghiệp mục tiêu

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển nhượng vốn

Các nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp được mua lại

Nghĩa vụ thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Đối với doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn có nghĩa vụ nộp thuế đối với một số loại thuế nhất định như:

  1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào các tổ chức kinh doanh có thu nhập.
  • Đối tượng tính thuế là thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập khác.
  • Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
  • Cần lưu ý đến các thu nhập được miễn thuế của doanh nghiệp.
  • Số thuế TNDN phải nộp = [(Doanh thu – Các khoản chi được trừ + Các khoản thu nhập khác) – (Thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước)] x Thuế suất.
  1. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
  • Đây là loại thuế gián thu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được quy định tại Luật Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu 2016.
  • Tùy theo loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu có các phương pháp tính thuế khác nhau.
  • Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất %: Số thuế XNK phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x giá tính thuế x thuế suất.
  • Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối: Số thuế XNK phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x mức thuế tuyệt đối x tỷ giá tính thuế.
  • Phương pháp tính thuế hỗn hợp: tiền tính thuế theo tỷ lệ phần trăm + số tiền tính thuế tuyệt đối.
  1. Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Đây là loại thuế áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các hàng hóa và kinh doanh các dịch vụ này thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Phương pháp tính thuế: giá tính thuế của đối tượng chịu thuế × thuế suất tiêu thụ đặc biệt.
  1. Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
  • Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
  • Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất
  • Mức thuế suất giá trị gia tăng phụ thuộc vào từng loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế, dao động từ 0% đến 10%.
  1. Thuế bảo vệ môi trường
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010, thì phải nộp thuế bảo vệ môi trường.
  • Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp = số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế x mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa.
  1. Thuế tài nguyên
  • Áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
  • Số thuế tài nguyên phải nộp = sản lượng tài nguyên tính thuế x giá tính thuế x thuế suất.
  1. Lệ phí môn bài
  2. Thuế sử dụng đất

Như vậy, các khoản thuế của doanh nghiệp mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh mà nhà đầu tư cần lưu ý gồm các loại thuế trên.

Nghĩa vụ thuế trong hoạt động mua bán doanh nghiệp

  • Mua bán doanh nghiệp không chịu thuế GTGT, theo Luật Thuế GTGT hiện hành quy định. Trường hợp chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, đều là đối tượng không chịu thuế GTGT.
  • Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh thì phải nộp thuế TNDN và đây cũng là thu nhập chịu thuế TNDN.

Nghĩa vụ thuế trong hoạt động mua bán tài sản doanh nghiệp

Đối với việc mua bán tài sản của doanh nghiệp, bên bán phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Luật Thuế GTGT hiện hành quy định, doanh nghiệp chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất thì nộp thuế GTGT theo mức thuế chung 10%.
  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn quy định, doanh nghiệp chuyển nhượng tài sản, vốn, chứng khoán phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 20%.

Do đó, khi có hoạt động mua bán tài sản doanh nghiệp, doanh nghiệp chuyển nhượng phải nộp thuế GTGT và thuế TNDN. Đây là hai loại thuế mà nhà đầu tư cần lưu ý.

Thủ tục thuế phải thực hiện khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

Quyết toán thuế

Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế là xác định số liệu có liên quan đến các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp.

Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gồm: khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp sáp nhập.

Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn vào tờ khai tạm tính theo quý và quyết toán theo năm.

Nộp thuế

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Nếu bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.

Địa điểm và hình thức nộp thuế, người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:

  1. Tại Kho bạc Nhà nước;
  2. Tại cơ quan thuế quản lý thu thuế;
  3. Thông qua tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế;
  4. Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

thủ tục thuế phải thực hiện khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

Thủ tục thuế phải thực hiện khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Những lưu ý đối với các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được mua lại

Kê khai thuế

Việc khai thuế được quy định tại Chương IV Luật Quản lý Thuế 2019. Doanh nghiệp phải khai chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung trong tờ khai thuế. Hồ sơ khai thuế được quy định tại Điều 43, thời hạn nộp thuế được ghi nhận tại Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019.

Nộp thuế

Việc nộp thuế được quy định tại Chương VI Luật Quản lý Thuế 2019. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Nếu bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.

Thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:

  1. a) Tại Kho bạc Nhà nước;
  2. b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
  3. c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
  4. d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Quyết toán thuế

Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Đối với hồ sơ khai thuế khi sáp nhập doanh nghiệp phải có tờ khai quyết toán thuế.

Hoàn thuế

Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế lập và gửi hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.

Hồ sơ hoàn thuế bao gồm: văn bản yêu cầu hoàn thuế, các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.

Phạt về thuế

Một số hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp nộp thuế:

  • Vi phạm thủ tục thuế
  • Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
  • Trốn thuế

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:

  • Cảnh cáo
  • Phạt tiền

Lưu ý đối với các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được mua lại

Lưu ý đối với các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được mua lại

>>>Xem thêm: Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về các nghĩa vụ về thuế cần phải lưu ý khi định giá doanh nghiệp mục tiêu muốn mua lại. Để được biết thêm  chi tiết và tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với và TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của Công ty Luật Long Phan PMT qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87