Tuyên truyền thông tin sai sự thật về Covid-19 xử lý thế nào là câu hỏi được đặt ra khi nhiều cá nhân lợi dụng diễn biến phức tạp của tình hình Covid-19 tung tin giả thông tin sai sự thật để nhầm phản động, câu like, tương tác dẫn đến việc gây hoảng sợ lo lắng cho người dân cũng như khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh của nước ta. Vậy xử phạtnhư thế nào đối với TUYÊN TRUYỀN THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ COVID-19? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn đọc cùng LUẬT SƯ HÌNH SỰ của Long Phan PMT tìm hiểu thông qua bài viết này:
Tuyên truyền thông tin sai sự thật về Covid 19
Mục Lục
Thế nào là tin sai sự thật?
Tin sai sự thật là những thông tin sai, thường là giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức, các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.
Tin sai sự thật đưa ra với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, tổ chức hay một cá nhân, hay vì mục đích tài chính hoặc chính trị
Hiện nay, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhiều thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc diễn biến dịch bệnh cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương nước ta trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội mà một số cá nhân, tổ chức lợi dụng tình hình dịch bệnh để đưa những thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19.
Xử phạt như thế nào đối với Tuyên truyền thông tin sai sự thật về Covid-19
Xử phạt hành chính
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định thì hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực… sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Nếu cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, người tung tin giả, sai sự thật về Covid-19:
- Cá nhân sẽ bị phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng,
- Tổ chức vi phạm bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
Mức xử phạt về hành vi tuyên truyền tin giả mạo trên mạng xã hội
Chịu trách nhiệm hình sự
Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật gây dư luận xấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015:
- Phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 07 năm.
Ngoài ra, căn cứ Điều 156 Bộ luật hình sự 2015:
- Trường hợp xác định được chính xác người tung tin sai sự thật và có tính chất vu khống thì tùy từng mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tù.
- Nếu không xác định được chính xác người tung tin sai sự thật mà chỉ xác định được người đưa tin lên mạng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến dưới 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
>> Xem thêm: Làm lây lan COVID có phải chịu trách nhiệm hình sự
Biện pháp ngăn chặn
Tăng cường quản lý
- Tích cực tuyên truyền các thông tin chính thống trên báo chí để định hướng dư luận, cung cấp thông tin cho người dân.
- Tăng cường xử phạt, có biện pháp răn đe đối với việc phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật.
- Hoàn thiện khung pháp lý với việc quản lý mạng xã hội hiện nay.
Xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm
Hoàn thiện khung pháp lý về mạng xã hội
- Triển khai xây dựng một số cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, sản xuất nội dung số trong nước phát triển;
- Cơ quan nhà nước, bộ, ban, ngành kết hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý Internet;
- Xây dựng một số trang mạng xã hội đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm sự phụ thuộc của người sử dụng Việt Nam vào các trang mạng xã hội nước ngoài;
- Yêu cầu Facebook, Google thực hiện nghiêm các quy định pháp luật Việt Nam; hợp tác với Việt Nam chặt chẽ trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc; cam kết không lưu trữ, truyền tải những nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam được đăng tải lên trang mạng xã hội;
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam phát huy năng lực, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài;
- Các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, sử dụng chứng minh thư/ căn cước công dân gắn chíp để quản lý thông tin và người sử dụng trên Internet;
- Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ thông tin trực tuyến vào Việt Nam phải bảo đảm thực hiện đúng pháp luật Việt Nam;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các sai phạm trong việc thông tin trên mạng xã hội.
Trên đây là bài viết của chúng tôi tư vấn về vấn đề Tuyên truyền thông tin sai sự thật về Covid-19 xử lý thế nào? Nếu còn có thắc mắc về bài viết hay cần tư vấn luật hình sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn tận tình và hỗ trợ nhanh chóng. Xin cảm ơn!
Tôi cần được tư vấn sử phạt về 1 đối tượng đang tin sai sự thật và cố bịa đặt về covid 19, mong được tư vấn ạ.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.