Làm giả bằng lái xe bị xử phạt như thế nào?

Làm giả bằng lái xe bị xử phạt như thế nào đang là một vấn đề đáng quan tâm khi bằng lái xe ngày càng được làm giả tinh vi, rất khó để nhận biết. Nhiều trường hợp, người dân sử dụng bằng lái giả mà không hề hay biết. Đây là những hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy, pháp luật xử lý như thế nào đối với những người làm giả bằng lái xe? Người sử dụng giấy phép lái xe giả có bị xử phạt? Vui lòng tham khảo bài viết dưới đây 

Quy định pháp luật đối với hành vi làm giả bằng lái xe

Thủ  đoạn làm bằng lái xe giả ngày càng tinh vi

Quy định pháp luật đối với hành vi làm giả bằng lái xe

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS) hành vi làm giả Giấy phép lái xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS). Bên cạnh đó, hành vi làm giả bằng lái xe còn có thể đồng thời bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Như vậy, làm giả bằng lái xe là hành vi lừa đảo khi đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác thực hiện hành vi cung cấp bằng lái xe giả để kiếm lợi từ người có nhu cầu và người bị hại không biết và không thể biết về hành vi trái pháp luật trên. Vì thế, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 2 tội tại Điều 174 và Điều 341.

Hình thức xử phạt đối với hành vi làm giả bằng lái xe

Hành vi làm giả bằng lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời có thể bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật Hình sự.

Xử phạt hành chính

  • Hành vi làm giả bằng lái xe sẽ bị xử phạt hành chính nếu hành vi chưa đủ cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ( Điểm b, Khoản 4, Điều 13, Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
  • Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 – 50.000.000 đồng khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hình thức xử phạt đối với hành vi làm giả bằng lái xe

Hành vi làm giả bằng lái sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Xử phạt hình sự

  • Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
  • Trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; làm từ 2 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm, sẽ bị phạt tù từ 2 – 5 năm.
  • Người phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên, sẽ bị phạt từ 3 – 7 năm.

Sử dụng bằng lái xe giả bị xử lý như thế nào?

Pháp luật quy định người có hành vi sử dụng bằng lái xe giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

lưu ý của Luật sư cảnh giác trước những chiêu trò lừa

Người sử dụng bằng lái xe giả cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt phụ thuộc vào loại phương tiện do người đó sử  dụng, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
  • Bên cạnh đó, người sử dụng bằng lái xe giả còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp

Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng bằng giả để qua mắt cơ quan chức năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội Làm giả con giấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức, theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Những lưu ý cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo làm giả giấy phép lái xe

Để tránh bị lừa đảo khi thi lấy bằng lái, chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý để quý đọc giá xem xét cân nhắc tránh trường hợp sử dụng bằng lái xe giả.

  • Tìm hiểu kỹ trung tâm đăng ký thi bằng lái (địa chỉ, sân tập, mã số thuế)
  • Yêu cầu viết rõ phiếu thu khi có đóng dấu tròn
  • Chỉ giao dịch tại văn phòng công ty
  • Cẩn trọng trường hợp cam kết thi bao đậu, không cần thi vẫn có bằng lái

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp cho quý đọc giả về hậu quả của hành vi làm bằng lái xe giả. Bạn đọc còn thắc mắc gì về biện pháp xử phạt đối với hành vi làm bằng lái xe giả cần được trợ giúp, hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn Luật Hình sự. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87