Quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan

Quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sáng tạo và công bằng cho các tác phẩm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Thực hiện quy trình này một cách chính xác và minh bạch là yếu tố then chốt để giải quyết các tranh chấp và xác định đúng chủ thể sở hữu. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết từ các bước cơ bản đến các điều cần lưu ý trong quá trình giám định về quyền tác giả, quyền liên quan.

Giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan

Giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan

Giám định tư pháp quyền tác giả, quyền liên quan gồm những nội dung gì?

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 92 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định giám định về quyền tác giả, quyền liên quan thì theo đó, giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được xác định là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan với những nội dung sau:

  • Xác định căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hay không;
  • Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Xác định giá trị quyền tác giả, quyền liên quan, xác định giá trị thiệt hại theo quy định của pháp luật về giá.

Tóm lại, việc giám định về quyền tác giả, quyền liên quan gồm các nội dung cụ thể như xác định căn cứ, đối tượng xâm phạm, sự tương đồng và giá trị quyền sẽ được phân tích và đánh giá một cách cẩn thận để đảm bảo tính công bằng và chính xác theo quy định của pháp luật.

Các chủ thể tham gia vào quá trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan

Về chủ thể yêu cầu giám định

Dựa theo quy định tại Điều 100 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

  • Chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.

Về người giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2019/TT/BVHTTDL thì người giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm: Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa thuộc chuyên ngành phù hợp đã được bổ nhiệm, công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

Ngoài ra, để được là giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan, người giám định Khoản 1 Điều 93 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan là các cá nhân có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ. Các điều kiện đó bao gồm:

  • Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Thường trú tại Việt Nam;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

Về cơ quan, tổ chức có liên quan

Theo Khoản 3, Điều 3 Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL có quy định chi tiết về tổ chức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

Như vậy, các chủ thể này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và đảm bảo tính chính xác, công bằng của quá trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan, giúp bảo vệ và thúc đẩy sự công bằng và phát triển bền vững trong lĩnh vực sáng tạo và văn hóa.

Quá trình giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Quá trình giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Quy trình thực hiện giám định tư pháp quyền tác giả, quyền liên quan

Quy trình thực hiện giám định tư pháp không chỉ là một quá trình phức tạp mà còn là một bước đi quyết định đến tính công bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Từ việc xác định căn cứ và đối tượng, đến việc phân tích sự trùng lặp và đánh giá giá trị quyền, mỗi bước trong quy trình đều đòi hỏi sự cẩn trọng, kiến thức chuyên môn và tuân thủ chặt chẽ theo quy định pháp luật. Để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, khi có yêu cầu giám định tư pháp, chủ thể có yêu cầu cần nắm vững nội dung quy định về giấy tờ, tài liệu cũng như là các bước để thực hiện quy trình này.

Hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu giám định đến giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định. Theo quy định tại Điều 101 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hồ sơ cần bao gồm các tài liệu được điền đầy đủ, chính xác sau đây:

  • Đơn yêu cầu giám định;
  • Các tài liệu kèm theo: Các mẫu cần giám định; Các tài liệu chứng minh về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, các đối tượng quyền liên quan;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan đến việc giám định.

Các bước thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Thứ nhất, chủ thể có yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan nộp hồ sơ yêu cầu giám định đến giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định.

Thứ hai, giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định, tiến hành dự toán chi phí thực hiện giám định, thỏa thuận và thực hiện ký kết hợp đồng giám định với tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định, trừ trường hợp từ chối thực hiện giám định sau:

  • Không thuộc nội dung giám định quy định tại Khoản 2 Điều 92 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP;
  • Các quy định tại điểm a Khoản 2 và điểm đ Khoản 3 Điều 93 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

Bước 2: Thẩm tra hồ sơ yêu cầu giám định

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, việc lấy mẫu giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:

  • Tổ chức giám định, giám định viên có thể tự mình tiến hành lấy mẫu giám định (các hiện vật cụ thể là yếu tố xâm phạm và đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ) hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định cung cấp mẫu giám định. Việc lấy mẫu giám định phải lập biên bản với sự chứng kiến và có chữ ký xác nhận của các bên liên quan;
  • Việc giao, nhận, trả lại mẫu giám định thực hiện theo nội dung nêu tại Điều 103 Nghị định này.

Bước 3: Tiến hành giám định

Theo quy định tại Điều 105 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, việc thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:

  • Việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan có thể do một hoặc một số giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện. Giám định cá nhân là giám định do một giám định viên thực hiện. Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện;
  • Trong trường hợp giám định cá nhân thì giám định viên thực hiện toàn bộ việc giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc cùng lĩnh vực chuyên môn thì các giám định viên cùng thực hiện việc giám định, ký tên vào văn bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định; nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi giám định viên ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào văn bản kết luận giám định chung và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi giám định viên thực hiện phần việc của mình và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.

Bước 4: Lập kết luận giám định

Kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

Bước 5: Trao kết luận giám định cho người yêu cầu giám định

Tại Khoản 3 và 4 Điều 108 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì chủ thể giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan phải gửi văn bản kết luận giám định cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định theo thời gian thỏa thuận tại hợp đồng giám định. Giám định viên hoạt động độc lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức giám định phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định.

Nếu trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định, giám định viên hoạt động độc lập, tổ chức giám định phải thông báo kịp thời bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.

Quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan không chỉ là việc xác định và bảo vệ quyền lợi pháp lý mà còn là sự góp phần vào việc xây dựng một môi trường sáng tạo và công bằng trong xã hội.

Luật sư tư vấn về quy trình giám định tư pháp quyền tác giả, quyền liên quan

Dịch vụ luật sư tư vấn về quy trình giám định tư pháp quyền tác giả, quyền liên quan là một phần quan trọng trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tác giả và quyền liên quan của họ. Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng của dịch vụ này:

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình yêu cầu giám định;
  • Tư vấn pháp lý chuyên sâu về quy trình thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Hướng dẫn soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi có yêu cầu giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Hỗ trợ phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc;
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan.

Tư vấn thực hiện giám định quyền tác giả

Tư vấn thực hiện giám định quyền tác giả

Quyền tác giả và quyền liên quan trở nên ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ sự sáng tạo và công bằng trong lĩnh vực sáng tạo và văn hóa. Quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là công cụ thiết yếu giúp đảm bảo rằng các quyền này được bảo vệ một cách chính xác và công bằng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc, vui lòng liên hệ luật sư sở hữu trí tuệ của Luật Long Phan thông qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.7 (35 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8