Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tếmẫu hợp đồng phổ biến nhất hiện nay. Bởi hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là nhượng quyền thương mại. Hoạt động này không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn vươn rộng ra quốc tế. Để hiểu rõ hơn những quy định về hoạt động này. Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật Long Phan.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế là gì?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế

Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế là gì?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế được hiểu là sự thỏa thuận có yếu tố nước ngoài giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về:

  • Nội dung của hợp đồng;
  • Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên;
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán;
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp…

Đặc điểm của Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế

Chủ thể Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế

Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là thương nhân Việt Nam hay thương nhân nước ngoài.
Chủ thể trong hợp đồng cũng cần thỏa mãn các điều kiện giống như chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung như: thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Hình thức Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế

Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (fax, email…) và ngôn ngữ là tiếng Việt.

Chỉ có trường hợp đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài mà bên nhượng quyền là thương nhân Việt Nam và bên nhận quyền là thương nhân nước ngoài, tức là hợp đồng nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì ngôn ngữ có thể theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên.

Nội dung Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế

Pháp luật thương mại Việt Nam không ấn định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế. Các bên chủ thể của hợp đồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.

Nội dung của hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà các bên chủ thể thỏa thuận áp dụng.

Nếu các bên chủ thể không thỏa thuận pháp luật áp dụng thì nội dung hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.

Một hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  1. Nội dung của quyền thương mại.
  2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  5. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  6. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  7. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại

Các điều khảo cơ bản của mẫu hợp đồng nhường quyền thương mại quốc tế

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế thường có các điều khoản cơ bản sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
ĐIỀU 2: PHẠM VI NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA B
ĐIỀU 5. PH N ĐỊNH QUYỀN, TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, TÀI CHÍNH CỦA CỬA HÀNG.
ĐIỀU 6: GIÁ CẢ, PHÍ NHƯỢNG QUYỀN ĐỊNH KỲ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
ĐIỀU 7: THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
ĐIỀU 8: TẠM NGỪNG HỢP ĐỒNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
ĐIỀU 9: PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
ĐIỀU 10: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

>>> Xem thêm: Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Cơ quan giải quyết tranh chấp trong hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Hợp đồng này hoàn toàn có thể được giải quyết bởi cơ quan tài phán nước ngoài và hoàn toàn có khả năng bị chi phối bởi hệ thống pháp luật nước ngoài và các điều ước quốc tế có liên quan.

Thực tế về hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế hiện nay

Thực tế hoạt động nhượng quyền thương maii quốc tế hiện nay

Thực tế hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế hiện nay

Tại Việt Nam trong những năm gần đây hoạt động nhượng quyền thương mại trở nên rất thịnh hành. Ngày càng nhiều thương nhân muốn thực hiện việc nhận và nhượng quyền. Có thể kể đến các thương hiệu như: Gongcha, Dingtea, McDonald’s, Pizza Hut, Burger King, Lotteria,…

Hiện nay xu hướng của người tiêu dùng trẻ chính là ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Do vậy mà cách thức kinh doanh này có ưu thế vượt trội hơn so với mô hình kinh doanh truyền thống.

Theo dự đoán của các nhà kinh tế học thì xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Nhất là khi mà các nền kinh tế với phân khúc bình dân càng lúc càng mở rộng. Khi đó cả các nhà nhượng quyền và nhận nhượng quyền thương mại đều sẽ đều đạt được những lợi ích nhất định và đón đầu được các xu hướng tiêu dùng đang hình thành trong xã hội.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế, về các đặc điểm của hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp và thực tế hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay của Luật Long Phan. Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Scores: 4.6 (39 votes)

Luật sư: Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. Với 7 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Hotline: 1900.63.63.87