Làm giả CCCD là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự. Việc mua bán CCCD giả tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho cả người mua và người bán. Bài viết này sẽ phân tích trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan đến hành vi làm giả CCCD, đồng thời cung cấp thông tin về hình thức xử phạt.
Mục Lục
CCCD gắn chip là gì và tầm quan trọng của CCCD gắn chip?
Căn cước công dân gắn chip là loại CCCD được tích hợp thêm mã QR và con chip điện tử, cho phép lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân một cách an toàn và hiệu quả. CCCD gắn chip mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Lưu trữ thông tin: CCCD gắn chip có khả năng lưu trữ lượng lớn thông tin cá nhân, bao gồm Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng,….
- Bảo mật thông tin: Công nghệ chip điện tử và mã hóa giúp bảo vệ thông tin cá nhân của công dân khỏi các hành vi truy cập trái phép.
- Ngăn chặn làm giả: Việc tích hợp chip điện tử làm tăng tính bảo mật và khó làm giả CCCD, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
- Tích hợp nhiều loại giấy tờ: CCCD gắn chip có thể thay thế nhiều loại giấy tờ quan trọng khác, giúp công dân giảm thiểu việc mang theo nhiều giấy tờ tùy thân.
>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục làm căn cước công dân gắn chip
Hành vi làm giả CCCD
Hành vi làm giả CCCD bao gồm các hành vi sau:
- Làm giả toàn bộ CCCD: Tạo ra một CCCD hoàn toàn mới với thông tin giả mạo.
- Làm giả một phần CCCD: Chỉnh sửa, thay đổi thông tin trên CCCD thật, ví dụ như thay ảnh, sửa ngày sinh…
- Sử dụng CCCD giả: Sử dụng CCCD giả vào các mục đích cá nhân như vay tiền, lừa đảo, thực hiện các giao dịch bất hợp pháp…
Các đối tượng làm giả CCCD thường sử dụng công nghệ tinh vi để làm giả con chip, mã QR, hình ảnh, chữ ký, dấu mộc trên thẻ. CCCD giả có thể rất giống với CCCD thật, gây khó khăn cho việc phát hiện
Làm giả CCCD thì người mua và người bán có chịu trách nhiệm hình sự?
Cả người mua và người bán CCCD giả đều có thể chịu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Việc mua bán CCCD giả không chỉ vi phạm quy định về quản lý dân cư mà còn có thể xâm phạm đến quyền lợi và tài sản của những cá nhân khác, cũng như ảnh hưởng đến công tác bảo mật thông tin của nhà nước.
Người bán CCCD giả
Tại khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Như vậy, Người bán CCCD giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
>>> Xem thêm: Làm giấy tờ giả có thể bị xử lý hình sự không?
Người mua CCCD giả
Mặc dù người mua CCCD giả thường không trực tiếp tham gia vào hành vi làm giả, nhưng họ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sử dụng thẻ CCCD giả để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng CCCD giả mà có thể tuy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng. Có thể kể đến như:
- Sử dụng CCCD giả nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015);
- Hoặc sử dụng CCCD giả nhằm lừa dối cơ quan tổ chức hoặc mực đích khác không để chiếm đoạt tài sản thì có thể phạm tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
>>> Xem thêm: Hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng thì phạm tội gì
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi mua bán CCCD giả
Trong trường hợp hành vi làm giả, mua bán CCCD chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo đó, cả người mua và người bán CCCD giả đều có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài ra, người sử dụng CCCD giả sẽ bị buộc phải nộp lại CCCD giả. Người làm giả CCCD phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do bán CCCD giả.
Dịch vụ tư vấn hướng giải quyết khi làm giả CCCD
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải các vấn đề pháp lý liên quan đến việc làm giả CCCD, hãy liên hệ với Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý.
Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn về trách nhiệm pháp lý của người mua, người bán CCCD giả.
- Hướng dẫn cách xử lý khi bị cơ quan chức năng phát hiện sử dụng CCCD giả.
- Đại diện bảo vệ quyền lợi cho Quý khách hàng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
- Soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo nếu việc xử lý không đúng
- Tư vấn và giải đáp các vấn đề khác có liên quan.
Làm giả CCCD là hành vi nghiêm trọng, với những hình phạt nặng nề cho cả người mua và người bán. Việc hiểu rõ về trách nhiệm pháp lý và các hình thức xử lý có thể giúp Quý khách hàng tránh được rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ giải quyết vấn đề, Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.