Tư vấn thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Lĩnh vực đầu tư nước ngoài hiện đang là một xu thế phát triển mạnh của doanh nghiệp trong và ngoài nước, Tuy nhiên để có thể đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các trình tự, thủ tục pháp lý về đăng ký đầu tư theo pháp luật đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn làm rõ các thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Thủ tục về đăng ký đầu tư tại Việt Nam

Thủ tục về đăng ký đầu tư tại Việt Nam

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Căn cứ Điều 21 Luật đầu tư 2020, có 5 hình thức đầu tư tại Việt Nam:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Thực hiện dự án đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Trình tự, thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

Đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Khoản 19 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 quy định, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Ngoài ra, các tổ chức kinh tế quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 sau đây khi đầu tư tại Việt Nam cũng phải thực hiện các thủ tục đầu tư như một nhà đầu tư nước ngoài:

  1. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;
  2. Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm 1 nêu trên nắm giữ 50% vốn điều lệ;
  3. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế tại điểm 1 nêu trên nắm giữ 50% vốn điều lệ.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

  1. Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư như sau:

Bước 1: Chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới.

Bước 3: Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

  1. Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế:

Bước 1: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Bước 2: thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

CSPL: Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Với thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp căn cứ tại Điều 26 Luật đầu tư và tại Điều 66 Nghị định 31/2021 quy định như sau:

  1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến:
  • Tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện hoặc việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2022 nên trên tăng lên trên 50% (bao gồm cả trường hợp đã sở hữu trên 50% và tiếp tục làm tăng tỷ lệ sở hữu này)
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

thì thủ tục đầu tư thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Phòng Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở. Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo mẫu I.5 ban hành kèm theo Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn.

Bước 3: Thay đổi thành viên, cổ đông

Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

  1. Trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp không thuộc trường hợp điểm 1 nêu trên thì chỉ thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

CSPL: Điều 26 Luật Đầu tư 2020, Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Điểm 3 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020.

>>> Xem thêm: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay còn gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Căn cứ Điều 27 Luật Đầu tư 2020, thủ tục đầu tư theo hợp đồng BCC được thực hiện như sau:

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thì thực hiện theo pháp luật về dân sự;
  • Hợp đồng BCC có nhà đầu tư nước ngoài tham gia thì thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật.

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư và nộp đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định.

Bước 4: Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

Bước 5: Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư.

CSPL: Điều 34 Luật Đầu tư 2020.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ

Bước 1: Chuẩn bị 08 bộ hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư và nộp đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của của các cơ quan có liên quan về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 4: Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bước 5: Chấp thuận chủ trương

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

CSPL: Điều 35 Luật Đầu tư 2020 và Điều 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bước 1: Chuẩn bị 04 bộ hồ sơ và nộp Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Sau đây gọi tắt là “Ban Quản Lý”) trong trường hợp dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Bước 2:  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư / Ban Quản Lý gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư / Ban Quản Lý.

Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản Lý lập báo cáo thẩm định và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

CSPL: Điều 36 Luật Đầu tư 2020 và Điều 33 Nghị địh 31/2021/NĐ-CP.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với dự án thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư

  1. Đối với dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư:
  • Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  1. Đối với dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và hà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu: nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

CSPL: Điều 38 Luật Đầu tư 2020 và Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Đối với dự án không thuộc diện chấp nhận chủ trương đầu tư

Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

CSPL: Điều 38 Luật Đầu tư 2020 và Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn về vốn đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài
  • Tư vấn các trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục, các công việc khác để thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy lĩnh vực đầu tư là một lĩnh vực tương đối rộng và quan trọng. Vì vậy để có thể đăng ký đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần cẩn trọng trong trình tự, thủ tục đăng ký bởi tính phức tạp của các thủ tục pháp lý. Để được tư vấn kỹ hơn trong từng trường hợp cụ thể hoặc có nhau cầu sử dụng dịch vụ luật sư trong quá trình đầu tư tại Việt Nam, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87