Hiểu biết về điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực là thực sự cần thiết nếu ai đang tham gia vào hoạt động thương mại. Khi soạn thảo hợp đồng thì các bên thương nhân nếu có ý định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà không phải là tòa án thì nên đưa vào một điều khoản về trọng tài thương mại. Ngoài ra, các bên có thể xác lập một văn bản thỏa thuận về trọng tài theo quy định của pháp luật. Điều đó là cần thiết vì tranh chấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực
Mục Lục
Thế nào là thỏa thuận trọng tài thương mại
Thỏa thuận được hiểu là sự nhất trí chung của các bên về vấn đề, sự việc nào đó từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên để đạt được lợi ích.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì:“Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”.
Theo quy định trên ta có thể hiểu theo cách đơn giản thỏa thuận trọng tài là các bên đồng ý đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài.
Sự thỏa thuận này chính là điều kiện tiên quyết để phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại. Tức là trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên tranh chấp có sự thỏa thuận chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.
>>> Xem thêm: Trọng tài thương mại được pháp luật quy định như thế nào
CSPL: Điều 3, Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010
Các hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại
Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng:
- Là điều khoản trong hợp đồng: Các bên ký kết hợp đồng đồng thời ghi nhận luôn về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là một điều khoản trong hợp đồng đó.
- Thỏa thuận riêng: Các bên ký kết hợp đồng không ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thành một điều khoản của hợp đồng mà ghi nhận thỏa thuận này trong một văn bản hoàn toàn tách biệt với tên gọi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài thương mại chỉ được xác lập dưới hình thức văn bản, bao gồm cả:
- Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại
CSPL: Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010
Điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực
Chủ thể
Thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực khi được xác lập bởi các bên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và người xác lập phải có thẩm quyền:
- Người có năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Người đại diện cho pháp nhân xác lập thỏa thuận trọng tài phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người xác lập có thẩm quyền phải là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp trong phạm vi được ủy quyền.
Bên cạnh đó, các bên phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi xác lập thỏa thuận trọng tài. Nếu một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu.
Thẩm quyền trọng tài
Thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực khi tranh chấp mà các bên thỏa thuận nằm trong thẩm quyền giải quyết bằng thủ tục trọng tài thương mại. Và trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; hoặc
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài
Hình thức thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực khi đáp ứng được điều kiện về mặt hình thức như sau: Thể hiện dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng và được xác lập dưới dạng văn bản bao gồm:
- Thông qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác hoặc trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; hoặc
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
CSPL: Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, Điều 2, Điều 5, Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010
Những lưu ý khi thỏa thuận trọng tài
Khi giao kết hợp đồng hay thỏa thuận trọng tài thì các bên cần chú ý đến những nội dung sau:
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp phải thuộc lĩnh vực thuộc thẩm quyền của trọng tài;
- Chú ý đến thẩm quyền của các chủ thể khi thỏa thuận, người xác lập thỏa thuận trọng tài phải là người đại diện theo pháp luật hoặc là người được ủy quyền hợp phap. Người xác lập thỏa thuận trọng tài có năng lực hành vi dân sự.
- Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập bằng một trong các hình thức quy định.
- Tự nguyện xác lập thoả thuận trọng tài, không ép buộc, lừa dối.
- Thỏa thuận trọng tài không được vi phạm điều cấm của pháp luật.
Xác lập thỏa thuận trọng tài bằng văn bản
Luật sư tư vấn về thỏa thuận trọng tài
- Tư vấn về việc xác định các trường hợp Tòa án thụ lý trong trường hợp hoạt động thương mại.
- Tư vấn các hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại hợp pháp.
- Tư vấn các trường hợp thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu.
- Tư vấn điều kiện làm trọng tài viên, quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên.
- Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết bằng thủ tục trọng tài.
- Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện bằng trọng tài thương mại.
- Tư vấn về hiệu lực pháp lý phán quyết của Hội đồng trọng tài..
- Tư vấn thủ tục đăng ký phán quyết trọng tài thương mại.
- Tư vấn các trường hợp xem xét hiệu lực và huỷ phán quyết trọng tài thương mại.
Thỏa thuận trọng tài là một thỏa thuận cần thiết khi các bên thực hiện giao kết hợp đồng, để thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực thì quý bạn đọc nên chú ý những nội dung mà Luật Long Phan đã trình bày trong bài viết này. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.