Thủ tục áp dụng biện pháp điều tra hình sự nhận biết giọng nói

Thủ tục áp dụng biện pháp điều tra hình sự nhận biết giọng nói là thủ tục được áp dụng để thực hiện việc thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ nhằm chứng minh tội phạm thông qua việc tiến hành nhận biết giọng nói. Để giúp bạn đọc có thể nắm rõ về thủ tục áp dụng biện pháp nhận biết giọng nói được thực hiện như thế nào, Luật sư hình sự của chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Thủ tục áp dụng biện pháp điều tra hình sự nhận biết giọng nói

Thủ tục áp dụng biện pháp điều tra hình sự nhận biết giọng nói

>> Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào?

Chủ thể tiến hành và những người phải tham gia việc nhận biết giọng nói

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 thì chủ thể tiến hành nhận biết giọng nói là Điều tra viên.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 192 BLTTHS năm 2015 thì những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọng nói:

  • Giám định viên về âm thanh;
  • Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;
  • Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;
  • Người chứng kiến.

Điều kiện áp dụng biện pháp điều tra nhận biết giọng nói

Theo khoản 1 Điều 191 BLTTHS năm 2015, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói trong trường hợp “khi cần thiết”. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn trường hợp nào là trường hợp cần thiết để tiến hành nhận biết giọng nói.

Về yêu cầu của giọng nói được đưa ra nhận biết: Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau.

thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra

Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra

>> Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự

Trình tự, thủ tục tiến hành nhận biết giọng nói

Trước khi tổ chức nhận biết giọng nói

Theo quy định của Điều 191 BLTTHS năm 2015, trước khi tổ chức tiến hành nhận biết giọng nói thì Điều tra viên:

  • Phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói.
  • Phải giải thích cho người được yêu cầu nhận biết giọng nói biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối trong trường hợp người được yêu cầu nhận biết giọng nói là người làm chứng, bị hại.
  • Phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói.
  • Lựa chọn người tham gia việc nhận biết giọng nói

Trong khi tiến hành nhận biết giọng nói

Theo khoản 4 Điều 191 BLTTHS năm 2015 trong quá trình tiến hành nhận biết giọng nói thì:

  • Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý.
  • Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.

Kết thúc việc nhận biết giọng nói

Khi kết thúc việc nhận biết giọng nói thì Điều tra viên phải lập biên bản nhận biết giọng nói.

Biên bản nhận biết giọng nói

Lập biên bản nhận biết giọng nói

Theo quy định tại Điều 178 BLTTHS năm 2015 thì việc lập biên bản nhận biết giọng nói được thực hiện như sau:

  • Điều tra viên phải lập biên bản nhận biết giọng nói theo Điều 133 BLTTHS năm 2015 khi tiến hành nhận biết giọng nói.
  • Điều tra viên lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên cùng ký tên vào biên bản.
  • Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại 178 BLTTHS năm 2015. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 178 BLTTHS năm 2015.

Nội dung của biên bản nhận biết giọng nói

Theo quy định tại Điều 133 BLTTHS và khoản 5 Điều 191 BLTTHS năm 2015 thì biên bản nhận biết giọng nói phải đảm bảo các nội dung sau:

  • Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
  • Biên bản phải có chữ ký của những người mà BLTTHS quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
  • Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
  • Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
  • Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
  • Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra để nhận biết giọng nói; đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trình bày của người nhận biết giọng nói; điều kiện về không gian khi thực hiện nhận biết giọng nói.

biên bản nhận biết giọng nói

Biên bản nhận biết giọng nói

>> Xem thêm: Luật sư được tham gia vào vụ án hình sự khi nào?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục áp dụng biện pháp điều tra hình sự nhận biết giọng nói. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.63.63.87 để được Luật sư hình sự của chúng tôi tư vấn cụ thể.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87