Hiện nay, nhiều hộ kinh doanh muốn mở rộng hoạt động của mình, và câu hỏi được đặt ra là Hộ kinh doanh có được thành lập thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh không? Để thành lập thì hộ kinh doanh cần làm những gì? Sau đâu Luật Long Phan PMT sẽ giải đáp thắc mắc và những vấn đề liên quan khác, mời Quý bạn đọc cùng theo dõi.
Thành lập thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh
Mục Lục
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có sự thay đổi khi một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Như vậy câu trả lời là hộ kinh doanh được thành lập thêm địa điểm kinh doanh, đồng thời phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, hộ kinh doanh được thành lập thêm địa điểm kinh doanh nhưng không được thành lập thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện, khi hoạt động dưới hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thành lập doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh cần làm gì khi thành lập thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh?
Theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi mở thêm địa điểm kinh doanh thì hộ kinh doanh cần lưu ý:
- Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Hộ kinh doanh không phải thông báo và làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh đối với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Những việc cần làm khi lập thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh
>> Xem thêm: Hộ kinh doanh có được cấp mã số thuế không?
Ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp cần lưu ý để hộ kinh doanh lựa chọn
Như đã phân tích ở trên, hộ kinh doanh chỉ được thành lập thêm địa điểm kinh doanh mà không được thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện. Do đó nếu hộ kinh doanh muốn hoạt động dựa trên các hình thức trên thì có thể cân nhắc chuyển đổi từ loại hình hộ kinh doanh sang các loại hình doanh nghiệp.
Ưu điểm
- Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.
- Được mở chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Quy mô lớn hơn hộ kinh doanh.
- Không giới hạn số lượng lao động.
- Cơ cấu tổ chức, hoạt động chặt chẽ hơn Hộ kinh doanh.
- Được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu.
- Đáp ứng được yêu cầu xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng.
- Có thể có nhiều đại diện theo pháp luật.
- Ngành nghề kinh doanh không giới hạn, không cần có ngay chứng chỉ hành nghề.
Nhược điểm
- Khó khăn trong việc huy động vốn.
- Thủ tục thành lập phức tạp.
- Trách nhiệm pháp lý cao hơn hộ kinh doanh
- Khi đặt tên doanh nghiệp không được trùng trong phạm vi toàn quốc.
- Thủ tục giải thể doanh nghiệp phức tạp.
- Nghĩa vụ thuế nhiều, phức tạp.
Tùy theo nhu cầu và khả năng mà chủ hộ kinh doanh có thể lựa chọn từng loại hình doanh nghiệp khác nhau để phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.
Ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp
Thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp được quy định như sau: Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Người đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ như sau:
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Các giấy tờ khác khi hộ kinh doanh muốn chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp tương ứng như sau:
Chuyển đổi thành Doanh nghiệp tư nhân: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Chuyển đổi thành công ty hợp danh, hồ sơ chi tiết (hồ sơ không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần (CTCP), hồ sơ chi tiết (hồ sơ không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hồ sơ chi tiết (hồ sơ không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp GIẤY CHỨNG NHẬN đăng ký doanh nghiệp cho hộ kinh doanh muốn chuyển đổi.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp đăng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
>>> Xem thêm: Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Long Phan PMT về việc thành lập thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được Luật Sư Doanh Nghiệp của chúng tôi TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP rõ hơn. Chân thành cảm ơn.
cần hỏi về thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.