Tội rửa tiền bị xử phạt như thế nào? Là câu hỏi đáng được quan tâm trong xã hội hiện nay. Thực tế, công nghệ ngày càng phát triển, loại tội phạm này ngày có nhiều hành vi tinh vi hơn trong việc rửa tiền, qua mắt được cơ quan chức năng. Vậy pháp luật quy định xử lý tội phạm rửa tiền như thế nào? Căn cứ cấu thành tội rửa tiền là gì? Bài viết này Luật sư hình sự sẽ giúp các bạn có cách nhìn khái quát hơn về vấn đề này.
Người phạm tội rửa tiền
Mục Lục
Tội rửa tiền
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền theo pháp luật Việt Nam là một hành vi phạm tội được quy định tại Điều 324, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, là hành vi của các tổ chức, cá nhân tìm cách chuyển đổi, hợp pháp hóa các khoản lợi hoặc tài sản bất chính không rõ nguồn gốc, hoặc do hành vi phạm tội hoặc tham nhũng có được để nó trở thành tài sản hợp pháp.
Hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền, bao gồm:
- Hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017;
- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Các hình thức rửa tiền chủ yếu
Trên thực tế, rửa tiền được thực hiện dưới nhiều hình thức, giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia, giá trị tài sản, sở thích…mà người phạm tội chọn để thực hiện hành vi tội phạm. Nhưng đối với thực trạng tại Việt Nam, các hình thức rửa tiền chủ yếu phổ biến bao gồm:
- Rửa tiền thông qua việc đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán;
- Rửa tiền thông qua các nền tảng đánh bạc;
- Rửa tiền thông qua việc mua bán trang sức có giá trị;
- Rửa tiền thông qua các giao dịch bằng tiền mặt.
Rửa tiền thông qua hình thức đánh bạc.
Xử lý người phạm tội rửa tiền theo quy định của pháp luật
Căn cứ cấu thành tội rửa tiền
Căn cứ Điều 324, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, để khởi tố vụ án hình sự nói chung, vụ án rửa tiền nói riêng cần xem xét 04 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: Khách thể, khách quan, chủ thể, chủ quan:
- Về khách thể: người thực hiện hành vi rửa tiền che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình hoặc người khác phạm tội mà có. Hành vi này gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, cản trở cơ quan điều tra phát hiện tội phạm.
- Về mặt khách quan: Người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện một trong các hành vi quy định tài Khoản 1, Điều 324, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
- Về chủ thể: Bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
>>>Xem cụ thể chi tiết: Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm trong vụ án hình sự.
- Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội biết và buộc phải biết hành vi của mình của mình là nguy hiểm, xâm hại trật tự, an ninh xã hội nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của hành vi là chuyển đổi, hợp pháp hóa nguồn gốc các khoản lợi hoặc tài sản bất chính có được
Người phạm tội trộm cắp tài sản thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý
Mức xử phạt hình sự
Khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội danh rửa tiền.
Căn cứ vào Điều 324, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó tùy vào hành vi vi phạm, chủ thể thực hiện mà có các khung hình phạt khác nhau.
Đối với cá nhân quy định tại Khoản 1-5, Điều 324:
- Hình phạt tù cao nhất là 15 năm, thấp nhất là 06 tháng;
- Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng – 5.000.000.000 đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ;
- Cấm hành nghề hoặc làm việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
- Tịch thu một hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với pháp nhân thương mại quy định tại Khoản 6, Điều 324.
- Phạt tiền cao nhất là 20.000.000.000 đồng, thấp nhất là 1.000.000.000;
- Đình chỉ hoạt động;
- Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực, cấm huy động vốn.
Tư vấn của Luật sư đối với thân chủ phạm tội rửa tiền
Tội rửa tiền thường phạm tội có chủ đích, giá trị tài sản phạm tội có giá trị cao, hoạt động ngày càng tinh vi hơn, nên quá trình điều tra tội phạm rửa tiền rất khó khăn dẫn đến khung hình phạt của tội danh này thường cao hơn các tội phạm khác. Tuy nhiên, người có người thân phạm tội hoặc nghi ngờ đang thực hiện hành vi rửa tiền không cần quá lo lắng, công ty của chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý bao gồm:
- Giải thích tội rửa tiền theo quy định pháp luật cho thân chủ hiểu
- Tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ, từ đó đánh giá hành vi đó có được xem là tội rửa tiền;
- Đại diện thân chủ trong quá trình tố tụng hình sự (Nếu có).
Trên đây là bài viết liên quan đến tội rửa tiền. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc, hay có khó khăn liên quan đến các tội phạm theo quy định của Luật Hình sự hoặc cần TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ vui lòng liên hệ đến công ty Luật Long Phan PMT theo số hotline: 1900.63.63.87 trên website của chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Em bị 1 người xưng là công an Hà Nội bảo là có bắt giam 1 ông tên Lê Văn Hải về tội rửa tiền và xét nhà thì có rất nhiều CCCD giả, có cả của em và bảo LVH khai là : “ Hải mua ATM Vietcombank của em với giá là 120tr (em chỉ sử dụng thẻ BIDV ngoài ra không sử dụng thẻ khác) và bảo rằng em bắt hắn bán ma tuý, … em ăn 10% hoa hồng và hàng tháng đều gửi cho em đến nay số tiền đó lên đến 20 tỷ” và anh công an đó kêu em cung cấp số dư thẻ, lịch sử gd thẻ cũng như số dư ví tín dụng, momo và lịch sử ví tín dụng momo rồi bảo em vay người thân 10% của 120tr để đảm bảo rằng em không cần tiền đến nổi phải bán thẻ ATM cho Hải với giá 120 triệu, thì có phải là anh công an đó là giả và đang lấy cắp thông tin của em không ạ ?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.