Giữ hộ tài sản trộm cắp có xem là đồng phạm không?

Giữ hộ tài sản trộm cắp có xem là đồng phạm không là vấn đề được nhiều người quan tâm vì đây là hành vi đã và đang diễn ra trong thực tiễn. Nhiều người cho rằng hành vi này không vi phạm pháp luật vì tài sản đó không phải do chính mình trộm. Bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật và căn cứ khởi tố vụ án trộm cắp tài sản.

Tội trộm cắp tài sản là gì

Trộm cắp tài sản.

Đồng phạm là gì

Giữ hộ tài sản trộm cắp có xem là đồng phạm

Đồng phạm trong cùng một vụ án hình sự.

Căn cứ Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó đồng phạm là hai hay nhiều người trở lên cố ý thực hiện cùng một tội phạm gồm:

  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, lên kế hoạch hành vi phạm tội;
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ người khác thực hiện hành vi phạm tội;
  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội;
  • Người giúp sức là người giúp đỡ về mặt tinh thần, vật chất để thực hiện hành vi phạm tội.

Như vậy đồng phạm là phạm tội với lỗi cố ý, có hứa hẹn với nhau thực hiện hành vi phạm tội. Đồng phạm có thể bắt đầu từ lúc chuẩn bị phạm tội, đang phạm tội và chưa kết thúc hành vi phạm tội (Bất kỳ giai đoạn nào của quá trình phạm tội, mà hành vi đó chưa kết thúc);

Một tội phạm có đồng phạm không bắt buộc phải có tất cả các chủ thể đồng phạm trên.

Tội trộm cắp tài sản là gì

Theo quy định tại Điều 173, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, tội trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, nhằm lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác trái pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu của người đó.

Căn cứ khởi tố vụ án trộm cắp tài sản

Để khởi tố vụ án hình sự nói chung, vụ án trộm cắp tài sản nói riêng cần xem xét 04 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: Chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan.

  • Về mặt chủ thể: Bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng về tội trộm cắp tài sản;

>>>Xem thêm: Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm trong vụ án hình sự

  • Về mặt chủ quan: Người phạm tội trộm cắp tài sản biết và phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của người khác nhưng vẫn thực hiện. Người phạm tội trộm cắp tài sản thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
  • Về mặt khách thể: Người phạm tội cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật, xâm hại đến quyền sở hữu của người khác;
  • Về mặt khách quan: Giá trị tài sản trộm cắp; Có phạm tội có tổ chức

Giữ hộ tài sản trộm cắp có xem là đồng phạm

Dựa trên những nội dung đã phân tích bên trên, để xem giữ hộ tài sản trộm cắp có phải là đồng phạm không có 2 trường hợp sau:

Trường hợp biết là tài sản trộm cắp mà có

Người giữ hộ tài sản cho người khác mà biết rõ nguồn gốc tài sản đó do trộm cắp mà có và vẫn cố ý giữ hộ tài sản:

  • Người giữ tài sản và người trộm cắp có phân chia công việc rõ ràng, có hứa hẹn phân chia lợi ích khi phạm tội hoàn thành thì người giữ hộ được coi là đồng phạm với hình thức phạm tội có tổ chức theo Khoản 2, Điều 173, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
  • Người giữ tài sản và người trộm cắp không có hứa hẹn, không phân chia công việc khi thực hiện phạm tội và hành vi trộm cắp tài sản đã kết thúc trên thực tế. Người giữ hộ tài sản không được xem là đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản.
  • Trong trường hợp trên, nếu người giữ hộ tài sản đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị khởi tố ở vụ án khác với tội danh chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 323, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với điều kiện đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội trộm cắp tài sản liên quan, đã kết án và bản án có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp không biết là tài sản trộm cắp mà có

Người giữ hộ tài sản cho người khác mà không rõ nguồn gốc tài sản đó do trộm cắp. Người giữ hộ không cố ý thực hiện hành vi, không biết hành vi của mình là tiếp tay cho tội phạm. Mặt khác hành vi trộm cắp tài sản đã kết thúc trên thực tế (tội phạm đã đạt đã hoàn thành) do đó người giữ hộ tài sản không được xem là đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản.

Vai trò của luật sư trường hợp thân chủ có hành vi giữ hộ tài sản do trộm cắp

Giữ hộ tài sản trộm cắp có xem là đồng phạm

Luật sư đại diện cho thân chủ

Giữ hộ tài sản do trộm cắp mà có có thể khiến bạn rơi vào trách nhiệm pháp lý ngoài mong muốn. Trong trường hợp này chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý nhằm giúp bạn hạn chế, tránh rủi ro không mong muốn, bao gồm:

  • Nghiên cứu tài liệu hồ sơ liên quan;
  • Tư vấn, đưa ra các giải pháp cho khách hàng nhằm giải quyết vấn đề;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện thân chủ tham gia quá trình tố tụng hình sự (Nếu có).

Trên đây là bài viết nhằm mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề giữ hộ tài sản do trộm cắp có được xem là đồng phạm? Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan chưa rõ, cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi Luật Long Phan qua HOTLINE:1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87