Đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án kinh doanh thương mại là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ yêu cầu giám đốc thẩm. Cần hiểu rằng giám đốc thẩm về bản chất không phải là một cấp xét xử, mà là một thủ tục xem xét lại. Vậy ai có thẩm quyền thực hiện công việc trên? Mời Quý độc giả đón đọc bài viết dưới đây để được hướng dẫn cụ thể.
Mục Lục
Thủ tục xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản chất của thủ tục giám đốc thẩm
Về bản chất, thủ tục giám đốc thẩm là một quy trình xem xét lại vụ án, không phải là một cấp xét xử. Vì vậy, căn cứ phát sinh, trình tự và thẩm quyền thực hiện cũng có sự khác nhau.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm
Người có quyền kháng nghị thực hiện kháng nghị trên cơ sở tại Điều 326 và 331 Bộ luật Tố tụng Dân sự:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; và các Tòa án cấp dưới (khi xét thấy cần thiết)
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
- Quy định này không áp dụng với các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 337, căn cứ vào tính chất của mỗi bản án, quyết định, thẩm quyền thực hiện thuộc về:
- Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao: thực hiện giám đốc thẩm với bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, cấp huyện
- Toàn thể HĐTP TAND cấp cao: Trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có tính chất phức tạp, hoặc
- Đã được Hội đồng thẩm phán TAND cấp cao xét xử giám đốc thẩm nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án. không đạt được sự thống nhất
- Ủy ban thẩm phán TAND tối cao: thực hiện giám đốc thẩm với bản án, quyết định của TAND cấp cao;
- Toàn thể HĐTP TAND tối cao: Trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có tính chất phức tạp, hoặc
- Đã được Hội đồng thẩm phán TAND cấp cao xét xử giám đốc thẩm nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án. không đạt được sự thống nhất
Công việc luật sư làm trong quá trình giám đốc thẩm bản án
Trong quá trình giám đốc thẩm vụ án, luật sư chủ yếu thực hiện các công việc sau:
- Soạn đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc;
- Tham gia phiên tòa theo sự triệu tập của Hội đồng thẩm phán (khoản 3 Điều 338)
- Tự mình cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. (khoản 1 và khoản 2 Điều 330)
LƯU Ý: Trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.
Mẫu đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm vụ án kinh doanh thương mại
Nội dung của mẫu đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại Điều 328 BLTTDS 2015 sau đây là các nội dung cơ bản cần có:
- Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
- Tên, địa chỉ của người đề nghị;
- Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
- Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
- Phần ký tên hoặc điểm chỉ, đóng dấu vào phần cuối đơn tuy vào chủ thể đề nghị
- Hồ sơ kèm theo: bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
==>>CLICK TẢI ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI
>> Tham khảo thêm: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng tôi đã tư vấn cho Quý khách hàng cách viết đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án kinh doanh thương mại. Đây là một thủ tục phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của đội ngũ tư vấn. Vì vậy, nếu Quý Doanh nghiệp cần tư vấn chi tiết, hãy liên lạc chúng tôi theo số hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.