Nhân viên lái xe gây tai nạn, công ty có phải bồi thường không? Đây là thắc mắc của nhiều người, hành vi gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào, căn cứ nào phát sinh trách nhiệm hình sự của chủ thể gây tai nạn giao thông. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây:
Nhân viên lái xe gây tai nạn
Mục Lục
Xử lý hành vi gây tai nạn giao thông như thế nào?
Xử lý hành chính
- Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông do vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi của mình.
- Cụ thể, người gây tai nạn giao thông bị phạt tiền với mức phạt tiền tùy theo hành vi và mức độ hành vi vi phạm được quy định chi tiết tại Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người gây tai nạn giao thông còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
>>> Xem thêm: Sử dụng xe của người khác gây tai nạn thì ai phải bồi thường?
Xử lý theo pháp luật hình sự
Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, hành vi gây tai nạn giao thông có thể bị xử lý hình sự với các mức độ như sau:
- Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
- Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại hoặc một số trường hợp khác do pháp luật có liên quan quy định.
Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm:
Có thiệt hại trong thực tế
- Thiệt hại xảy ra là tiền đề phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường.
- Thiệt hại là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần do hậu quả của hành vi xâm phạm trái phép đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Có hành vi vi phạm pháp luật
- Hành vi vi phạm pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động trái với các quy định của pháp luật.
- Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
- Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
- Điều này được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 dưới dạng “người nào… xâm phạm… mà gây thiệt hại “ đến tính mạng, tài sản,.. là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó.
>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty
Gây tai nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ
- Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
- Tương tự, theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015:
“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
- Xe gắn máy, ô tô và các thiết bị được trang bị và hoạt động bằng máy móc được gọi là nguồn nguy hiểm cao độ.
- Như vậy, công ty sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu nhân viên lái xe gây tai nạn trong lúc thực hiện công việc của công ty.
>>> Xem thêm: Người làm công gây ra tai nạn giao thông thì ai phải bồi thường?
Gây tai nạn khi đang không thực hiện nhiệm vụ
- Đối với trường hợp, nhân viên lái xe tự ý lấy xe công ty để thực hiện việc cá nhân hoặc một việc nào đó nhưng không nằm trong thỏa thuận giữa hai bên, nhân viên lái xe này phải tự chịu trách nhiệm với những thiệt hại do mình gây ra, công ty không phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại.
- Ngoài ra, cũng căn cứ theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015, công ty đứng ra trả tiền bồi thường cho bên bị thiệt hại đồng thời có quyền yêu cầu nhân viên gây thiệt hại hoàn trả lại công ty một số tiền, số tiền này do hai bên quyết định theo các thỏa thuận đã có trước hoặc những thỏa thuận sau khi xảy ra sự việc.
Tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Với đội ngũ Luật sư dân sự dày dặn kinh nghiệm, tác phong làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi xin hỗ trợ khách hàng những vấn đề liên quan bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
- Hỗ trợ tư vấn xác định căn cứ bồi thường thiệt hại, tổng mức độ thiệt hại
- Hỗ trợ soạn thảo các văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan
- Đại diện theo ủy quyền trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Hỗ trợ khách hàng trong việc tranh tụng tại Tòa
Trên đây là bài viết của chúng tôi vê nhân viên lái xe gây tai nạn, công ty có phải bồi thường không. Nếu còn có thắc mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc cần tư vấn luật dân sự, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.