Đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là văn bản pháp lý quan trọng trong quá trình chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Văn bản này cần được soạn thảo đúng quy định của pháp luật và nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây của Long Phan PMT sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình, thủ tục và những lưu ý cần thiết khi lập đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Mục Lục
Ai có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010, những đối tượng sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:
- Cha mẹ nuôi.
- Con nuôi đã thành niên.
- Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
- Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ bảo vệ trẻ
Căn cứ vào Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Con nuôi bị kết án về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.
- Cha mẹ nuôi bị kết án về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.
- Vi phạm các quy định cấm trong Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 về các trường hợp cấm nhận con nuôi.
Đơn yêu cầu khi chấm dứt việc nuôi con nuôi soạn thảo như thế nào?
Mẫu đơn yêu cầu theo quy định của luật
Đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con sử dụng mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP. Theo Điều 362 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi cần có các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn.
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự.
- Thông tin của người yêu cầu: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email (nếu có).
- Nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thể, lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu.
- Thông tin của những người liên quan (nếu có).
- Các thông tin khác mà người yêu cầu thấy cần thiết.
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu (nếu là cá nhân), hoặc chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức (nếu là pháp nhân).
Hướng dẫn điền thông tin
Để đảm bảo tính pháp lý và thời gian giải quyết yêu cầu được thực hiện nhanh chóng. Khi điền đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, Quý khách hàng cần lưu ý những điểm sau:
- Điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân của người yêu cầu và những người liên quan.
- Nêu rõ lý do, căn cứ yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Trình bày cụ thể những vấn đề cần Tòa án giải quyết.
- Đính kèm các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).
- Ký tên, ghi rõ họ tên và ngày tháng làm đơn.
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi nộp đến đâu?
Căn cứ Điều 29, Điểm b Khoản 2 Điều 35 và Điểm l Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thuộc về:
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha mẹ nuôi cư trú hoặc làm việc.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi con nuôi cư trú hoặc làm việc.
Thời gian giải quyết hồ sơ và trả kết quả
Thời hạn giải quyết hồ sơ chấm dứt việc nuôi con nuôi sẽ được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân sự tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Thời hạn giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định như sau:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
- Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải mở phiên họp giải quyết yêu cầu.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải gửi quyết định cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Tổng thời gian giải quyết việc dân sự theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thời hạn giải quyết là 01 tháng kể từ thời điểm thụ lý. Quý khách hàng cần lưu ý rằng thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn trong trường hợp vụ việc phức tạp hoặc cần thu thập thêm chứng cứ.
Luật sư tư vấn pháp luật về nuôi con nuôi
Chấm dứt việc nuôi con nuôi là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều bên liên quan. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, Chúng tôi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ Quý khách hàng trong các vấn đề sau:
- Tư vấn về điều kiện, thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu và các tài liệu liên
- Đại diện cho Quý khách hàng trong quá trình giải quyết tại Tòa án.
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tài sản, cấp dưỡng.
Trên đâu là các yêu cầu về mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi. Chấm dứt việc nuôi con nuôi là quyết định quan trọng, ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của cả cha mẹ nuôi và con nuôi. Để được tư vấn chi tiết về quy trình, thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.