Hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng thì phạm tội gì là vấn đề được đặt ra trong việc xác định tội phạm đối với người có hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng. Theo đó, việc làm giả hồ sơ gây thiệt hại cho Ngân hàng và để lại nhiều hệ lụy tiêu cực. Từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng. Luật Long Phan sẽ thông tin đến Quý bạn đọc hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng thì phạm tội gì trong bài viết sau.
Làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng
Mục Lục
Hồ sơ vay thế chấp ngân hàng bao gồm những gì?
Hồ sơ vay thế chấp Ngân hàng được quy định khác nhau ở các Ngân hàng. Theo đó, các giấy tờ sau đây là những giấy tờ cần thiết mà người có nhu cầu vay thế chấp cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ.
- CCCD/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Tài liệu chứng minh thu nhập để trả nợ: hợp đồng lao động, bảng lương…
- Các giấy tờ khác theo quy định của Ngân hàng.
Hồ sơ thế chấp vay Ngân hàng
Hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng thì phạm tội gì?
Người có hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) trong trường hợp họ có mục đích chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng và số tiền chiếm đoạt trên 2.000.000 đồng.
Ngoải ra, người có hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) khi thỏa mãn cấu thành của tội này.
Xử lý hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng
Xử phạt vi phạm hành chính
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng mà chỉ quy định việc xử phạt đối với từng hành vi cụ thể.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017):
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có 4 khung hình phạt.
Nếu người phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự thì bị xử lý theo khoản 1 với khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2: Quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Khoản 3: Quy định chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Khoản 4: Quy định chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017):
Có 3 khung hình phạt được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Khoản 1: Khung cơ bản – quy định hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Khoản 2: Khung tăng nặng thứ nhất – quy định mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, áp dụng đối với trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 3: Khung tăng nặng thứ hait – quy định mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, áp dụng đối với trường hợp:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Bên cạnh hình phạt chính, hình phạt bổ sung (khoản 4) có thể áp dụng cho tội phạm này là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Xử lý hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng
>>> Xem thêm: Có được bán tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng không?
Luật sư bào chữa các tội về hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng
- Tư vấn các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc xử lý hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu bào chữa tại Tòa.
- Hỗ trợ khách hàng thu thập chứng cứ có lợi.
- Đại diện khách hàng làm việc trực tiếp với Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.
Hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng thì phạm tội gì đã được chúng tôi giải đáp và làm rõ thông qua bài viết trên. Trong trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn Luật Hình sự hoặc thuê Luật sư tham gia bào chữa các tội về hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay Ngân hàng thì xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.