Quy trình đánh giá mức độ tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu

Quy trình đánh giá mức độ tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu là một quy trình pháp lý giúp các chủ thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với nhãn hiệu nhưng quy trình này tương đối phức tạp. Do đó, Luật Long Phan sẽ thông tin đến quý bạn đọc các quy định về tiêu chí, dấu hiệu, quy trình… để đánh giá mức độ tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu theo đúng quy định Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn.

Khi nào nhãn hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn?Khi nào nhãn hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn?

Quy định về nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt. Dấu hiệu này sẽ được phân tích cụ thể ở nội dung ở mục sau.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

 

>> Xem thêm: Sự tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu có bị xử lý?

Dấu hiệu đánh giá nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác thuộc trường hợp sau:

  • Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
  • Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
  • Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

Dấu hiệu đánh giá nhãn hiệuDấu hiệu đánh giá nhãn hiệu

Quy trình đánh giá mức độ tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;
  • Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định, tiến hành dự toán chi phí thực hiện giám định, thỏa thuận và thực hiện ký kết hợp đồng giám định.

Bước 3: Giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định tiến hành giám định.

Bước 4: Giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định ra văn bản kết luận giám định.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 40, Điều 46, Điều 49, Điều 51 Nghị định 105/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP).

Biện pháp xử lý hành vi gây tương tự, nhầm lẫn về nhãn hiệu

Quyền tự bảo vệ

Chủ thể có thực hiện hiện các nội dung sau để bảo vệ nhãn hiệu của mình:

  •  Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm
  • Yêu cầu tổ chức; cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm xin lỗi; cải chính công khai; bồi thường thiệt hại
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Cơ sở pháp lý: Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

Khởi kiện yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp sau đây đối với người có hành vi vi phạm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Cơ sở pháp lý: Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)

Xử phạt hành chính đối với người có hành vi vi phạm:

Tùy vào hành vi vi phạm về nhãn hiệu mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo các hình thức sau:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền:
  • Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.

Cơ sở pháp lý: Điều 11, 12, 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021.NĐ-CP).

Bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự:

Trong trường hợp hành vi vi phạm về nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 226 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Ngoài ra, tùy vào hành vi vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những khung hình phạt khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Xử lý hành vi gây tương tự, nhầm lẫn về nhãn hiệu Xử lý hành vi gây tương tự, nhầm lẫn về nhãn hiệu

Tư vấn quy trình đánh giá mức độ tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu

  • Hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan tới việc nhãn hiệu bị xâm phạm.
  • Tư vấn cho khách hàng các cách giải quyết nhanh chóng nhất;
  • Soạn thảo đơn từ, hồ sơ phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
  • Đại diện theo ủy quyền dựa vào yêu cầu của khách hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung về dấu hiệu, quy trình đánh giá mức độ tương tự đến mức gây nhầm lẫn của nhãn hiệu và các biện pháp xử lý hành vi gây tương tự, nhầm lẫn về nhãn hiệu. Nếu bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến các quy định về đánh giá mức độ tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại 1900.63.63.87.

Scores: 4.9 (49 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8