Sử dụng xe của người khác gây tai nạn giao thông thì ai phải bồi thường?

Sử dụng xe gây tai nạn giao thông thì ai phải bồi thường? là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay. Khi sử dụng xe của người khác mà không may gây tai nạn giao thông thì trách nhiệm bồi thường. Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.

Xử lý hành vi gây tai nạn giao thông như thế nào?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông do vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

>> Xem thêm: Làm Thế Nào Để Đòi Bồi Thường Khi Người Mượn Xe Làm Hư Hỏng?

Cụ thể, người gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền với mức phạt tiền tùy theo hành vi và mức độ hành vi vi phạm được quy định chi tiết tại Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hành vi gây tai nạn giao thông còn có thể bị xử lý hình sự như sau (căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)

  • Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
  • Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  • Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Cho người khác mượn xe máy gây tai nạn

Tai nạn giao thông

>>> Xem thêm: Cho người khác mượn xe gây tai nạn chết người có bị đi tù không?

Căn cứ bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
  • Tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; tổn thất tinh thần cho người thân thích của người bị thiệt hại;…

(Điều 589, Điều 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015)

Trách nhiệm của các chủ thể

Chủ sở hữu xe

Theo quy định tại khoản Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu nếu đã giao xe là nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ đó gây tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, nếu chủ sở hữu giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn

Chủ sở hữu giao xe cho người khác sử dụng

Người lái xe

Nếu không có thỏa thuận khác, người mượn xe gây tai nạn giao thông sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Chủ sở hữu và người mượn xe không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.

Vai trò Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về xử lý hành vi gây tai nạn giao thông
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Hỗ trợ xác định mức độ thiệt hại
  • Soạn thảo đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại
  • Hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích cho quý khách hàng trong quá trình tố tụng

Trên đây là bài viết của chúng tôi về sử dụng xe gây tai nạn giao thông thì ai phải bồi thường. Nếu còn có thắc mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.62 (45 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

12 thoughts on “Sử dụng xe của người khác gây tai nạn giao thông thì ai phải bồi thường?

  1. Lý ngọc hoàng says:

    Thưa luật sư,mình có mua 1 chiếc xe máy điện về cho vợ đi chợ,nhưng con trai ở nhà sáng sớm lắng lắng lấy xe đi học và gây ra tai nạn chết người ,vậy xin hỏi luật sư,theo luật giao thông đường bộ thì sẻ xử lý như thế nào thưa luật sư ?

  2. Trần quang thuyết says:

    Ls cho em hỏi.em là chủ xe,giao xe cho 2 tài xế (không có hợp đồng lao động) lái xe gây tai nạn khiến 1 tài xế bị thương nặng,vậy cho em hỏi trách nhiệm chủ xe bồi thường thiệt hại dân sự cụ thể là bao nhiêu? Và làm gì khi gđ bị nạn không chấp nhận cho e giải quyết sự việc để đưa xe về

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  3. Nguyen thị thuy linh says:

    Thưa luật sư , người điều khiển phương tiện giao thông là bạn tôi gây ra tai nạn , tôi là chủ sở hữu chiếc xe và ngồu sau xe ở vụ tai nạn hôm đó
    Bạn tôi đã có bằng và đủ tuổi
    Vậy thua quý luật sư trong trường hợp này ai sẽ là người phải bồi thường và đóng phạt trước pháp luật ạ .
    Mong luật sư giải đáp thắc mặc ạ !
    Xin cảm ơn !

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  4. Hiền says:

    Thưa luật sư , trc đó tôi có 1 chiếc xe máy 50 để đi học nhưng giờ tôi lên SG để học và để lại chiếc xe đó cho a tôi sử dụng và chưa kịp sang tên thì a tôi gây tai nạn chết người và bị C.An gọi chủ xe máy ra làm việc
    Trong trường hợp này tôi phải xử lý như thế nào vậy , thưa luật sư ?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  5. Khách says:

    Chồng tôi chưa có giấy phép lái xe ô tô, lái xe của người khác, đâm xe vào tường nhà, làm hỏng xe. Vậy khi ra pháp luật, sẽ bị truy cứu như thế nào, có phải bồi thường thiệt hại cho chủ xe ko

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8