Kiện yêu cầu vô hiệu khi đối tượng hợp đồng không thể thực hiện do covid-19 được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm khi giao kết hợp đồng, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh gây cản trở cho việc thực hiện hợp đồng. Để hiểu rõ về thủ tục, hồ sơ cũng như việc khởi kiện để yêu cầu vô hiệu hợp đồng theo quy định pháp luật. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:
Các trường hợp tuyên vô hiệu hợp đồng
Mục Lục
- 1 Các trường hợp được yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng
- 2 Hợp đồng không thể thực hiện được thì nên xử lý như thế nào?
- 3 Điều kiện khởi kiện yêu cầu chấm dứt hợp đồng gồm những gì?
- 4 Xác định thẩm quyền giải quyết vụ kiện
- 5 Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?
- 6 Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí và thủ tục thụ lý
- 7 Thời hạn giải quyết
Các trường hợp được yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng
Căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) hợp đồng dân sự có hiệu lực khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Một số hợp đồng mà pháp luật quy định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì phải theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hợp đồng mà không đáp ứng một trong các điều kiện trên thì bị vô hiệu, cụ thể các trường hợp hợp đồng vô hiệu:
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
- Hợp đồng dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn;
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được ngay từ khi giao kết cũng bị vô hiệu.
Hợp đồng không thể thực hiện được thì nên xử lý như thế nào?
- Thoả thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng
Căn cứ để yêu cầu đối tác thỏa thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng:
- Dịch covid-19 là một trở ngại khách quan
Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015, Covid đã đáp ứng các điều kiện của một trở ngại khách quan. Dịch Covid 19 là một dịch bệnh toàn cầu không đến từ ý chí chủ quan của các bên, làm tác động từ các hành vi, quyết định, văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên. Các bên có thể biết trước được các trở ngại này nhưng bằng mọi biện pháp cần thiết thì vẫn không thể khắc phục được.
- Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng đã thay đổi
Dịch Covid là một đại dịch có quy mô lớn, ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên có thể biết đến dịch Covid tuy nhiên không thể lường trước được tác động của nó, nếu các bên biết được tác động lớn đến mức không thể thực hiện hợp đồng thì ban đầu có thể đã không giao kết hợp đồng. Việc tiếp tục hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
Vì vậy, các bên có thể chứng minh thiệt hại này để yêu cầu đàm phán, thỏa thuận lại nội dung hợp đồng.
- Các bên nên thỏa thuận, đàm phán lại nội dung như thế nào?
Đề xuất thay đổi nội dung tránh, giảm thiệt hại cho cả hai theo đúng tinh thần của Điều 420 BLDS 2015. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng do dịch Covid có thể yêu cầu đối tác thay đổi nội dung sau đây nhằm tránh, giảm thiệt hại cho cả hai:
- Bổ sung các phương án nhằm hỗ trợ bên khó khăn trong việc tiếp tục thực hiện hợp đồng do ảnh hưởng của dịch Covid.
- Sửa đổi nội dung thực hiện hợp đồng phù hợp với tình hình dịch Covid, hạn chế gây thiệt hại nhất có thể cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng của các bên.
- Tạm hoãn hoặc gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng đến khi khắc phục hoàn toàn được dịch Covid.
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 422 BLDS 2015.
- Thực hiện thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trường hợp đối tác không chịu thỏa thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng, doanh nghiệp có thể xem xét thực hiện thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng và khởi kiện yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng để giảm thiểu thiệt hại.
Khi một bên không thể thực hiện được hợp đồng vì ảnh hưởng từ dịch Covid đã có thiện chí thỏa thuận, đàm phán lại hợp đồng tuy nhiên đối tác lại không đồng ý điều chỉnh hợp đồng thì bên bị ảnh hưởng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng để hạn chế tối đa thiệt hại.
Trình tự thủ tục thực hiện
- Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về việc chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015.
- Bên cạnh đó, bên đơn phương sẽ có nghĩa vụ bằng các biện pháp cần thiết, hợp lý để có thể giảm thiểu thiệt hại nhất có thể xảy ra cho mình và đối tác.
Điều kiện khởi kiện yêu cầu chấm dứt hợp đồng gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 420 BLDS 2015 Covid là trường hợp bên có lợi ích ảnh hưởng có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tuy nhiên cần phải đáp ứng các điều kiện:
- Có chứng cứ chứng minh được Covid là tác nhân làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
- Có các tài liệu chứng minh bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã yêu cầu đàm phán lại nội dung hợp đồng nhưng hai bên lại không đi đến được thỏa thuận.
- Có thiệt hại thực tế xảy ra từ việc tiếp diễn hợp đồng mà không có sự thay đổi.
Xác định thẩm quyền giải quyết vụ kiện
- Cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài
Theo quy định tại Điều 2, 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản và có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Trong quá trình xác lập thỏa thuận tránh các trường hợp dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu, thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp
- Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp là Toà án
Theo Điều 26, 27 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) các tranh chấp hoặc yêu cầu dân sự về hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 35, 36 BLTTDS 2015, theo đó:
- Tranh chấp, yêu cầu phát sinh về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện
Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 37, 38 BLTTDS 2015, theo đó:
- Tranh chấp, yêu cầu dân sự không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
- Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án cấp huyện.
Xác định thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ, căn cứ Điều 39 BLTTDS 2015
- Đối với những tranh chấp dân sự, thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ được xác định là nơi cư trú, nơi làm việc đối với cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn nếu trường hợp là tổ chức.
- Các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc yêu cầu tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết tranh chấp.
- Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì tòa án nơi có bất động sản đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Điều kiện khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015 hồ sơ khởi kiện gồm:
Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017;
Kèm theo đơn khởi kiện thì phải có các tài liệu chứng cứ đính kèm theo đơn:
- Hợp đồng và các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng,…
- Các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;
- Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân của người khởi kiện;
Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí và thủ tục thụ lý
Theo Điều 191, 195, 196, 197 BLTTDS 2015 thủ tục thụ lý vụ án dân sự như sau:
Bước 1: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
- Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Bước 2: Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
- Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.
Thời hạn giải quyết
- Căn cứ khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 thời hạn giải quyết đối với tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Theo thủ tục tố tụng trọng tài thì thời hạn giải quyết phụ thuộc vào quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài đã được các bên lựa chọn để giải quyết.
Nộp hồ sơ khởi kiện
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Kiện yêu cầu vô hiệu khi đối tượng hợp đồng không thể thực hiện do Covid được không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.