Khi nào bị xử lý về không tố giác tội phạm?

Khi nào bị xử lý về không tố giác tội phạm? là câu hỏi được quan tâm trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của Nhà nước, bởi lẽ, việc TỐ GIÁC TỘI PHẠM không phải là quyền mà là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Vậy đối với các cá nhân biết về việc thực hiện tội phạm nhưng lại không báo với cơ quan thẩm quyền thì có bị “xử lý” hình sự không và xử lý như thế nào? Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để trả lời câu hỏi trên.

Hành vi không tố giác tội phạm

Hành vi không tố giác tội phạm

Quy định pháp luật hình sự về tội không tố giác tội phạm

Tội không tố giác tội phạm là gì?

Tội không tố giác tội phạm là khi một người biết rõ các loại tội phạm theo Bộ luật hình sự đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hình sự theo Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tố giác tội phạm ngược đãi, hành hạ người khác.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là cơ sở quan trọng để xác định tội danh đối với một hành vi trái pháp luật. Theo đó, để một hành vi không tố giác tội phạm trở thành tội phạm thì cần thoả mãn bốn yếu tố cấu thành tội phạm sau:

  • Mặt khách quan: có hành vi dưới dạng không hành động là không tố giác với cơ quan có thẩm quyền về tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện.
  • Khách thể: hành vi không tố giác tội phạm xâm phạm đến hoạt động việc điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng và trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan nhà nước.
  • Mặt chủ quan: người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết rõ việc không tố giác tội phạm sẽ ảnh hưởng đến quan hệ pháp luật mà nhà nước bảo vệ nhưng vẫn mặc cho hậu quả xảy ra, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc xử lý tội phạm.
  • Chủ thể: người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 19 BLHS 2015 thì ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng hoặc người bào chữa của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm về tội không tố giác tội phạm trừ các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Con phạm tội cha, mẹ không tố giác có bị xử lý không?

Yếu tố cấu thành tội phạm không tố giác tội phạm

Yếu tố cấu thành tội phạm không tố giác tội phạm

Trách nhiệm pháp lý khi không tố giác tội phạm

Khi một cá nhân không thực hiện nghĩa vụ tố giác tội phạm với cơ quan nhà nước về tội phạm mà mình biết rõ thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm

Không phải mọi trường hợp không tố giác tội phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật hình sự Việt Nam quy định về việc không tố giác các loại tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 389 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và không thuộc các trường hợp về chủ thể được quy định tại khoản 2, 3 Điều 19 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 390 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Bên cạnh đó, pháp luật hình sự Việt Nam còn quy định trường hợp người không tố giác nếu đã có hành động ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại tội thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (khoản 2 Điều 390 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017). Đây là quy định nhằm khuyến khích người dân phối hợp với cơ quan nhà nước hạn chế hậu quả cũng như khuyên người phạm tội ra đầu thú, tự thú, góp phần trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của đất nước.

>> Xem thêm: Hướng xử lý khi bị khởi tố về tội không tố giác tội phạm.

Trách nhiệm pháp lý khi không tố giác tội phạm

Trách nhiệm pháp lý khi không tố giác tội phạm

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm đều là hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm có những điểm khác biệt sau:

  • Che giấu tội phạm trong nhận thức của người thực hiện hành vi là không biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội còn không tố giác tội phạm là biết rõ hành vi phạm tội đã, đang và sẽ xảy ra nhưng vẫn không báo với cơ quan có thẩm quyền.
  • Thời điểm của hành vi che giấu tội phạm là sau khi tội phạm đã thực hiện xong, còn với hành vi không tố giác tội phạm là trong mọi thời điểm khi hành vi phạm tội đang diễn ra.
  • Hành vi của việc che giấu tội phạm thường là che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm, cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Còn không tố giác tội phạm không là báo với cơ quan có thẩm quyền tội phạm đã, đang và sẽ xảy ra.

Như vậy, trong trường hợp nhất định về loại tội phạm và chủ thể thực hiện hành vi thì người không tố giác tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc không tố giác tội phạm gây ảnh hưởng rất lớn đối với người bị hại và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân thì quý bạn đọc có thể tham khảo Dịch vụ Luật sư hình sự của Công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Khi nào bị xử lý về tội không tố giác tội phạm. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn Luật hình sự. Xin cảm ơn!

Scores: 4.68 (41 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87